Nhóm giải pháp về quản lý tài sản

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 47)

3.2.2.1. Chính sách về đất đai

- Hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai để khuyến khích phát

triển các cơ sở giáo dục, đào tạo, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng

ngoài công lập, trong đó tập trung một số vấn đề sau đây:

Một là, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2006/NĐ-CP và Thông tư số

91/2006/TT-BTC ngày 02/10/2006 của Bộ Tài chính để mở rộng đối tượng

áp dụng của các văn bản này đối với cả các nhà đầu tư là các tổ chức, cá

Hai là, sửa đổi pháp luật đất đai (kể cả Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP và Nghị định số 53/2006/NĐ-CP) theo hướng không quy định chính sách ưu đãi về đất đai đối với các cơ sở ngoài công lập theo loại hình thức hoạt động

của cơ sở (có hoặc không nhằm mục đích lợi nhuận) như hiện nay mà quy

định cụ thể loại hình cơ sở nào được ưu đãi về đất đai để các địa phương dễ

áp dụng trong thực tế.

Ba là, sửa đổi pháp luật đất đai để cho phép nhà đầu tư xây dựng cơ

sở giáo dục, đào tạo được quyền lựa chọn hình thức nộp tiền sử dụng đất

hoặc tiền thuê đất khi được giao đất, thuê đất, hoặc nhận chuyển quyền sử

dụng đất, đồng thời nhận sự ưu đãi về đất đai của Nhà nước.

Bốn là, Ngân sách trung ương thực hiện cơ chế hỗ trợ cho các trường đại học tư kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch theo quy

hoạch để giao đất và xây dựng cơ sở hạ tầng như: điện, nước, đường đi…

Năm là, thực hiện ưu đãi không phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo trong các khu quy hoạch tập

trung.

- Tập trung triển khai hoàn thành việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử

dụng đất đến năm 2010 của các cấp huyện và xã, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để có thể triển khai sớm và hoàn thành trong năm 2010

việc lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 của các cấp trong

phạm vi cả nước.

- Thành lập, kiện toàn các Tổ chức phát triển quỹ đất, đổi mới cơ chế

hoạt động và tăng cường đầu tư cho các tổ chức này để có đủ khả năng thực

hiện tốt việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm tạo điều kiện

thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

3.2.2.2. Về xác định sở hữu tài sản

Vấn đề sở hữu tài sản trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng

ngoài công lập đang là vấn đề then chốt cần được làm rõ cả về mặt lý luận

và trong thực tiễn tổ chức quản lý và phải được hoàn thiện về mặt thể chế, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Những quy định về chế độ sở hữu trong các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập hiện nay chưa có tác dụng thu hút các tổ

chức kinh tế - xã hội tham gia vào quá trình xã hội hoá giáo dục và đào tạo, chưa coi trọng các nhà đầu tư. Do vậy cần phải:

- Chú trọng thực hiện việc rà soát, xử lý dứt điểm những tồn tại trong

việc sử dụng đất để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối

với các cơ sở giáo dục, đào tạo hiện có.

- Tạo điều kiện cho các cơ sở tăng cường đầu tư để sử dụng có hiệu

quả đất được giao và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

- Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích các nhà đầu tư

trong nước và nước ngoài đầu tư vào các trường đại học, cao đẳng tư; bảo đảm quyền sở hữu tài sản theo pháp luật và các quyền lợi về vật chất và tinh thần của các nhà đầu tư vào các trường đại học, cao đẳng tư.

Chỉ khi nào có sự rõ ràng và minh bạch trong vấn đề sở hữu và quyền

sở hữu tài sản với đầy đủ cả ba quyền năng của nó thì chúng ta mới có một

hệ thống giáo dục lành mạnh, minh bạch và được quản lý có hiệu quả.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 47)