Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi
mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
đã đặt mục tiêu của giáo dục đại học ở nước ta trong giai đoạn này là: đổi
mới cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; tạo nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
Phấn đấu đến năm 2010 đạt 200 sinh viên/1vạn dân; năm 2015 đạt 300 sinh viên/1 vạn dân; năm 2020 đạt 450 sinh viên/1 vạn dân; đến năm 2020 có khoảng 476 trường đại học, cao đẳng được phân bố hợp lý trong các vùng của cả nước, trong đó, trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập chiếm từ 30 – 40% trong tổng số các trường đại học, cao đẳng cả nước. Phấn đấu
đến năm 2010 đội ngũ giáo viên có 40% giảng viên đại học và 30% giảng
viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên; có trên 25% giảng viên đại học và
5% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sỹ; đến năm 2020 có trên 90% giảng
75% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên cao đẳng trình độ tiến sỹ
(theo quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng)…
Tiếp tục huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Đối với đóng góp của nhân dân, cần đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng của hộ dân, không gây gánh nặng về thu nhập và đời sống của gia đình, song khơng bao cấp tràn lan. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho
người có thu nhập cao được hưởng dịch vụ giáo dục chất lượng cao hơn qua đóng góp của chính bản thân họ. Đặc biệt lưu ý hai nguồn lực chưa được khai thác nhiều trong thời gian qua là: nguồn lực từ hợp tác quốc tế (với các
trường, các tổ chức quốc tế).
Đổi mới một cách mạnh mẽ cơ chế quản lý điều hành hoạt động giáo
dục đào tạo theo hướng: Chú trọng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là công tác chuẩn hóa trong nội dung quản lý, điều hành; Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục
đào tạo, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập; Tăng cường
cơng tác thanh tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý và công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Đặc biệt chú ý công tác quy hoạch và kế hoạch, xây dựng chiến lược
phát triển giáo dục đào tạo cả ở cấp vĩ mô và vi mô, gắn chặt với dự báo nhu cầu từ thị trường lao động và các điều kiện bảo đảm. Cả hệ thống giáo dục
phải chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội, tạo điều kiện huy động các doanh nghiệp hỗ trợ cho nhà trường, cũng như thành lập mới các trường trong doanh nghiệp.
Xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng cùng với các cơ chế, chính sách
ưu đãi hữu hiệu và khả thi để khuyến khích phát triển mạnh mẽ và củng cố
chất lượng giáo dục đào tạo trong các cơ sở giáo dục đào tạo ngồi cơng lập,
trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực và quốc tế; Khuyến khích việc hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo có uy tín và chất lượng của nước ngoài theo nguyên tắc gắn liền việc đào tạo với sử dụng người học.
Thước đo của việc xã hội hóa giáo dục với sự quản lý của nhà nước là: Nguồn lực của nhà nước và ngoài nhà nước được huy động cho giáo dục
đào tạo ngày càng tăng và được sử dụng có hiệu quả, quy mô và chất lượng
giáo dục ngày càng tăng, công bằng giáo dục ngày càng tốt hơn, tạo nên sự
đồng hướng giữa 4 loại lợi ích: lợi ích của người đi học, lợi ích của người sử
dụng lao động đã được đào tạo, lợi ích của cơ sở đào tạo và lợi ích xã hội.
3.1.2. Nhiệm vụ
Khẩn trương làm rõ các vấn đề lý luận về quyền sở hữu trong các loại hình trường học, các quan niệm về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận đối với
các trường đại học, cao đẳng ngồi cơng lập; các vấn đề góp vốn, thừa kế và
phân chia lợi nhuận do góp vốn đầu tư vào các trường dân lập và tư thục; vấn đề chuyển giao tài tài đối với các trường đại học, cao đẳng bán cơng.
Tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển cho giáo dục
đào tạo như: Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục đào tạo;
Khuyến khích và đẩy mạnh việc huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các tập thể, các tổ chức quốc tế và các cá nhân trong
và ngoài nước cho giáo dục và đào tạo; Đẩy mạnh triển khai nghiên cứu
khoa học, chuyển giao công nghệ gắn với nhu cầu xã hội trong các trường
đại học, cao đẳng để tạo thêm nguồn thu cho các đơn vị; Thành lập quỹ đào
tạo ở các ngành sản xuất kinh doanh trên cơ sở đóng góp của các cơ sở này và các nhà tài trợ nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ chun mơn và
nghiệp vụ của cán bộ trong ngành.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tăng nguồn lực cho giáo dục đào tạo: Tranh thủ mọi nguồn viện trợ của quốc tế để tăng cường đầu tư cho giáo dục; Tận dụng triệt để các nguồn học bổng để gửi các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến nước ngồi; Có chính sách động viên, thu hút đội ngũ trí thức Việt kiều về nước tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học và cao đẳng; Khuyến khích mở rộng các chương trình liên kết đào tạo với đối tác nước
ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cùng đào tạo, nghiên cứu
với chi phí thấp hơn; Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức giáo dục nước
ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài mở trường tại Việt Nam.
Triển khai hệ thống học phí mới và các chính sách xã hội hỗ trợ, khuyến khích học tập được thơng qua.
Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đào
tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng.