Nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 52)

3.2.4.1. Giải pháp về cân đối ngân sách Nhà nước

Đổi mới phương pháp phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước theo hướng giao ngân sách gắn với nhiệm vụ và sản phẩm cuối cùng, nghiên cứu đổi mới việc phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học

theo kết quả đầu ra. Từng bước chuyển việc hỗ trợ ngân sách nhà nước

thông qua các cơ sở đào tạo công lập sang việc hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng

thụ hưởng. Với phương thức này sẽ tạo điều kiện cho người học lựa chọn được các cơ sở đào tạo chất lượng, phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân, đảm bảo sự công bằng thực sự giữa các cơ sở đào tạo, không phân biệt trường công lập hay tư thục trong việc cung cấp dịch vụ đào tạo cho xã hội.

- Nghiên cứu xây dựng cơ chế đấu thầu đặt hàng của Nhà nước đối

với đào tạo đại học, theo đó Nhà nước sẽ ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn

và yêu cầu về giáo dục đại học để cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học đều được tham gia vào quy trình tuyển chọn, đấu thầu, qua đó lựa chọn được

những cơ sở có phương án đào tạo tốt nhất, hiệu quả nhất để giao kinh phí

ngân sách nhà nước cho đào tạo, không phân biệt trường công lập hay ngoài công lập.

- Nhà nước tăng cường đầu tư và hỗ trợ cho các trường đại học, cao

đẳng ngoài công lập kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch

và xây dựng cơ sở hạ tầng như: điện, nước, đường đi…

- Nhà nước hỗ trợ học sinh, sinh viên qua hình thức cho vay tín dụng ưu đãi để học sinh, sinh viên thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo có cơ hội

tham gia học tập, đào tạo nghề nghiệp.

- Tiếp tục hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại

học, cao đẳng ngoài công lập thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường

xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo giảng viên có trình

độ thạc sĩ và tiến sĩ (kể cả đào tạo ở nước ngoài) theo chương trình đào tạo

tiến sĩ của nhà nước nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các cơ sở này.

- Nhà nước có chế độ học bổng và tạo điều kiện hỗ trợ học tập và

động viên, khen thưởng xứng đáng đối với các học sinh, sinh viên học giỏi,

học sinh nghèo vượt khó nhằm nuôi dưỡng, đào tạo tài năng trẻ.

- Nhà nước có chế độ cấp kinh phí cho các giảng viên các trường đại

học, cao đẳng ngoài công lập khi họ được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu

tú, Nhà giáo nhân dân.

Từng bước gắn việc đào tạo với nhu cầu xã hội, theo đó các cơ sở đào tạo được cung cấp các dịch vụ đào tạo theo nhu cầu của xã hội và được

quyết định mức học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ đào tạo cung cấp và được xã hội thừa nhận.

Huy động các nguồn lực từ xã hội thông qua, vay tín dụng nước ngoài

để bổ sung nguồn vốn cho phát triển giáo dục đào tạo, xây dựng cơ sở vật

chất các trường đại học, cao đẳng.

3.2.4.2. Giải pháp đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa

Nghiên cứu xây dựng danh mục, hình thức và mức độ ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, áp dụng tiến bộ khoa

học, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới đối với các cơ sở đào tạo.

Khuyến khích các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn đầu tư thành

lập cơ sở đào tạo hoặc liên kết với các trường đại học, cao đẳng nhằm cung

cấp các dịch vụ đào tạo có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn

nhân lực của doanh nghiệp, tập đoàn đó và của toàn xã hội.

Khuyến khích và mở rộng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc đầu tư

xây dựng các trường đại học, cao đẳng và liên doanh liên kết về đào tạo với các trường đại học trong nước, qua đó khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới phù hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc

tế.

Các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và công bố rộng rãi định hướng

quy hoạch xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo thuộc trách nhiệm

quản lý của bộ, ngành, địa phương làm căn cứ cho các cấp, các ngành và nhà

Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở

cung ứng dịch vụ ngoài công lập theo hướng:

Một là, mở rộng đối tượng khuyến khích ưu đãi của Nghị định đối với các cơ sở ngoài công lập, tổ chức, cá nhân được thành lập, hoạt động theo

Luật doanh nghiệp trong các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, dạy nghề… và bao gồm cả tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư thành lập các cơ sở giáo dục đào tạo.

Hai là, xây dựng và thực hiện chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Thực

hiện chế độ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu

nhập chịu thuế, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp

theo. Mức thuế là 10%. Chính sách thuế áp dụng chung, không phân biệt các

tổ chức, cá nhân được thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp hay các cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền.

Ba là, cơ sở cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước dưới các hình thức được

vay với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.

Bốn là, tiếp tục hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để đào tạo, nâng cao

trình độ đội ngũ giảng viên và nhân viên làm việc tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các

cơ sở này.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các tổ chức đơn vị hoạt động mang tính chất nhân đạo, từ thiện (các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đảm

bảo hoạt động của đơn vị công khai minh bạch, đồng thời tăng cường sự

quản lý của nhà nước đối với các tổ chức, đơn vị này.

Cơ chế quản lý tài chính – tài sản đối với các trường đại học, cao đẳng

ngoài công lập hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do quy định về học phí, thuế,

hiện đồng bộ ở tầm vĩ mô và vi mô đối với quản lý nhà nước nói chung cũng như trong mỗi trường đại học, cao đẳng ngoài công lập nói riêng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)