Chính sách tài chính cho giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 28)

Việt Nam

2.2.2.1. Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao về học tập của nhân dân

cần phải thực hiện phương thức huy động nguồn lực từ xã hội, từ dân cư, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong giáo dục đào tạo. Thực hiện Nghị quyết

trình Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ

sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập:

2.2.2.1.1. Ban hành những quy định pháp lý khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập: Cơ sở ngoài công lập được ưu tiên thuê nhà, cơ sở hạ tầng với giá ưu đãi để hoạt động; được miễn, giảm phí cơ

sở hạ tầng khi xây dựng trường học; được giao đất không thu tiền sử dụng đất, được thuê đất miễn tiền thuế đất; được ưu đãi vay vốn để đầu tư các dự

án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo; được xét hỗ trợ kinh phí đào tạo cho đội ngũ cán bộ thuộc các cơ sở ngoài công lập.

Các trường hợp phải đi vay vốn có thể được hỗ trợ một phần hoặc

toàn bộ lãi vay vốn sửa chữa, xây dựng; nếu phải chi trả tiền bồi thường, hỗ

trợ đất thì được Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần chi phí này.

Cơ sở ngoài công lập có các hoạt động dạy học, dạy nghề được hưởng

thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.

Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở ngoài công lập thực

hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp…

2.2.2.1.2. Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Theo đó các cơ sở ngoài công lập được vay tối đa 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án để xây dựng ký túc xá cho sinh viên; đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng

mới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn.

Ngoài ra đối với một số Quỹ Đầu tư phát triển địa phương cũng đã

cho các trường đại học thuộc địa phương vay ưu đãi để đầu tư phát triển cơ

sở vật chất của nhà trường (ví dụ như Quỹ đầu tư phát triển TP Hồ Chí Minh đã cho vay kích cầu đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo trên 1100 tỷ đồng).

2.2.2.1.3. Các doanh nghiệp có hoạt động tài trợ cho giáo dục đào tạo,

hoạt động về đào tạo thì chi phí cho các hoạt động này được tính trong chi

2.2.2.2. Chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên

Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được vay vốn tại các Ngân hàng chính sách xã hội.

Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, sau 3 tháng triển khai, tính đến ngày 31/12/2007, doanh số cho vay từ 1/10/2007 đến ngày

31/12/2007 đạt 2.504.649 triệu đồng với 596.345 học sinh, sinh viên được

vay vốn trong kỳ. Trong đó:

Có 527.935 học sinh, sinh viên được vay vốn lần đầu với số tiền cho

vay là 2.305 triệu đồng.

Có 68.394 học sinh, sinh viên đang vay vốn dở dang theo các hợp đồng trước đây được vay bổ sung theo mức vay mới, với số tiền là 199.101 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng dư nợ cho vay đối với học sinh, sinh viên đến 31/01/2008 đạt

2.900 tỷ đồng với 623.000 học sinh, sinh viên đang được vay vốn.

Như vậy chỉ trong một thời gian rất ngắn (3 tháng) kể từ khi thực hiện

Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, khối lượng tín dụng cho học sinh, sinh viên vay đã tăng thêm trên 2.500 tỷ đồng, diện học sinh được vay vốn tăng

thêm là 527.935 học sinh, sinh viên (so với 12 năm trước đây đã triển khai

chỉ đạt dư nợ cho vay 290 tỷ đồng với 68.394 học sinh, sinh viên đang vay

vốn).

Để đảm bảo nguồn vốn cho học sinh, sinh viên vay học kỳ II năm học

2007 – 2008, trong quý I năm 2008, Bộ Tài chính đã chuyển 1.000 tỷ đồng

cho Ngân hàng chính sách xã hội.

Số liệu trên cho thấy đây là một chính sách đúng đắn, đáp ứng được

nhu cầu vay vốn học tập của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,

học sinh, sinh viên nêu trên, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, ngoài nguồn ngân sách đã được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước năm 2007 là 66.770 tỷ đồng, năm 2008 là 72.520 tỷ đồng; nhà nước đã đầu tư bổ sung cho lĩnh vực giáo dục đào tạo (đào tạo đại

học, cao đẳng, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp) một khoản ngân sách đáng kể.

2.2.2.3. Chính sách huy động các nguồn tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế

Các nguồn tài trợ có thể bao gồm ODA, FDI, viện trợ không hoàn lại

của các Chính phủ và các tổ chức quốc tế, của cá nhân nước ngoài và Việt

kiều…

Nguồn ODA dành cho giáo dục và đào tạo hiện nay tương đối lớn,

bao gồm việc củng cố và nâng cấp một số trường đại học và phát triển hệ

thống dạy nghề. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này đã được xác lập

nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển giáo dục đại học. Chính phủ Việt nam đã ban hành Nghị định số 06/2000/NĐ-CP

ngày 06/03/2000 quy định về việc hợp tác đầu tư với nước ngoài của trường

học, viện nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ

thuật, khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, theo đó có nhiều điều khoản ưu đãi như: Được hưởng mức thuế lợi tức ưu đãi 10% trong suốt thời gian

hoạt động; được miễn thuế lợi tức trong thời gian 4 năm kể từ khi kinh

doanh có lãi và giảm 50% trong thời gian 4 năm tiếp theo; được miễn thuế

lợi tức trong thời gian 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi nếu đáp ứng một

trong số các điều kiện như đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư quy định

tại Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998, nhà đầu tư nước ngoài cam kết chuyển giao không bồi hoàn cho phía Việt Nam sau khi kết thúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động; được hưởng mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài là 5%;

thuê đất của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư được hưởng mức thấp nhất theo quy định hiện hành; được bảo đảm cân đối ngoại tệ trong suốt thời gian

2.2.2.4. Nguồn vốn thu từ học phí

Việc thực hiện chính sách học phí mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết, học phí là một trong những nguồn kinh phí quan trọng nhất để

phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập nói riêng trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Mặt khác, thông qua chính

sách học phí, Nhà nước có thể điều tiết quy mô và cơ cấu giáo dục đại học, đồng thời thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội. Với ý nghĩa như

vậy, trong những năm gần đây Nhà nước đã có những điều chỉnh chính sách

học phí sau:

Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính

phủ, theo đó học phí được phân chia thành nhiều mức khác nhau. Khung

mức học phí được chia theo khoảng cách lớn có ưu điểm là cho phép xác lập

những mức khác nhau tuỳ thuộc vào loại trường, địa điểm trường và ngành nghề đào tạo phục vụ cho việc xác định và thực hiện chính sách về cơ cấu

ngành nghề đào tạo.

Như vậy, kết quả thực hiện các chính sách tài chính cho giáo dục đại

học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam của Nhà nước đã đẩy mạnh các

nguồn đầu tư từ xã hội cho đào tạo; đã bước đầu huy động được đáng kể trong nhân dân đầu tư cho giáo dục và đào tạo: Cả ở vùng kinh tế - xã hội

phát triển, cả ở vùng khó khăn, nhân dân đã đóng góp bằng nhiều hình thức.

Bên cạnh đó, cũng đã huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, các

tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài nước; trách nhiệm và tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục ngày càng được tăng cường và khuyến khích phát triển. Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập có bước phát triển nhất định, cùng với hệ thống các trường công lập đáp ứng

ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng tăng của toàn xã hội, tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ cho người dân.

Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa đã đem lại những kết quả thiết

thực trong giáo dục đại học, tính đến giữa năm 2007, số lượng các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập được thành lập và đi vào hoạt động là 47

trong cả nước; số sinh viên của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập

khoảng 139.121 sinh viên, chiếm tỷ lệ 12,87% so với tổng số sinh viên cao

đẳng, đại học cả nước. Nếu như tính bình quân để thành lập và đưa vào hoạt động một trường đại học cần nguồn vốn đầu tư ban đầu bình quân là 30 tỷ đồng, thì tổng số vốn đầu tư từ xã hội, dân cư đã đầu tư thành lập các trường đại học lên tới trên 1.350 tỷ đồng.

2.2.3. Những thuận lợi và hạn chế trong tổ chức quản lý tài chính – tài sản và tổ chức vốn góp ban đầu tại các trường đại học, cao đẳng ngoài

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 28)