lập (đại học tư thục) của các nước
Để có thể huy động được nguồn lực xã hội và để vận hành đại học tư thục có hiệu quả hơn, ở nhiều nước đã vận dụng một số giải pháp phát triển mơ hình giáo dục và đào tạo trường đại học tư thục như sau:
Thứ nhất, phát triển loại hình đại học tư thục “vì lợi nhuận một phần” hoặc có “mức lợi nhuận thích hợp” (như ở Trung Quốc). Ví dụ: Nhà nước khống chế trần lợi nhuận ở các đại học tư này, chẳng hạn ở mức 150% lãi suất ngân hàng, còn phần lợi cao hơn trở thành tài sản chung của trường đó
(các cơ sở Đại học tư thục ở Philippines thường chỉ có suất thu lợi từ 8 –
12%/năm. Về cơ chế, các cơ sở đại học này có thể có dạng cổ phần đa sở
hữu: tư nhân, Nhà nước và cả sở hữu của chính nó.
Thứ hai, Nhà nước tài trợ khá lớn cho trường đại học tư thục nhưng lại giao cho các trường đại học công lập liên kết hoặc chính Nhà nước kiểm sốt rất chặt chẽ như: số sinh viên được tuyển, mở chương trình mới, lương giảng viên… trường hợp này đã áp dụng ở các nước như: Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Thứ ba, Nhà nước lập những đại học tư, độc lập, bất vụ lợi với phần lớn kinh phí ban đầu và chi phí vận hành từ ngân sách nhà nước nhưng lại
giao cho “tư nhân” (hội đồng quản trị) vận hành, như: SMU ở Singapore,
IUB ở Đức…
Theo thống kê năm 2006, ở Mỹ có 77% ở các trường đại học công lập, 23% sinh viên ở các đại học tư thục. Trong 23% này, chỉ có 1,8% sinh
viên là ở đại học tư thục vì lợi nhuận có chủ sở hữu, cịn lại trên 21% là ở đại học tư thục khơng vì lợi nhuận, thường có chất lượng cao. Tài sản của các trường này không thuộc sở hữu nhà nước mà cũng không thuộc một cá
nhân nào. Nó sở hữu chính nó. Vì vậy, cịn được gọi là đại học độc lập. Hầu hết các trường này có quỹ cho tặng rất lớn. Nhà nước miễn thuế, cộng đồng cho tặng.
Chương 3