3.2.1.1. Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động tài chính cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập
Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ thu và sử dụng học phí
mới theo hướng:
- Mức thu từng bước tiến tới tính toán đầy đủ các chi phí cơ bản (như
tiền lương, khấu hao các thiết bị, chưa tính đến khấu hao cơ sở học đường,
nhà cửa, tài sản cố định lớn…), phù hợp với khả năng huy động nguồn lực
xã hội, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương và từng giai đoạn
nhằm phát triển kinh tế xã hội; đồng thời ban hành và thực hiện đổi mới chế độ miễn, giảm học phí theo hướng nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người hưởng thụ là đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, thay vì cấp qua các trường đại học, cao đẳng, không phân biệt nhà nước và dân lập, tư thục.
- Các cơ sở giáo dục đào tạo được giao quyền tự chủ trong việc quyết định chương trình đào tạo, mức thu học phí trên cơ sở khung học phí do Nhà
Về thuế, xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với các trường ngoài công lập. Thực hiện chính sách miễn, giảm thuế thu nhập trong
thời gian từ 10 đến 15 năm đầu mới thành lập trường.
Về chỉ tiêu tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giao cho các
trường ngoài công lập để tăng năng lực hoạt động tài chính và cạnh tranh
tuyển sinh giữa các trường công lập và ngoài công lập.
Một là, xây dựng phương án giao chỉ tiêu, xây dựng tiêu chí kiểm định chất lượng đào tạo.
Hai là, các trường tư căn cứ vào các tiêu chí kiểm định chất lượng và
đăng ký chỉ tiêu đào tạo, công khai trên báo chí để dân giám sát.
Ba là, tăng quyền tự chủ nhưng không có nghĩa là buông lỏng quản lý
vĩ mô, kiểm tra, giám sát. Với những ngành nghề khó tuyển sinh nhưng nhu
cầu của nhà nước cần, bộ phải có biện pháp điều tiết.
Phải năng động và sáng tạo: Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho các trường tư đồng nghĩa với việc đưa các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập “sống” trong một môi trường cạnh tranh với các tổ chức
cung cấp dịch vụ tư khác. Điều này có nghĩa là các trường đại học, cao đẳng
ngoài công lập phải năng động hơn, sáng tạo hơn để cung cấp các dịch vụ tư
với chất lượng và số lượng cao hơn.
- Xây dựng quy chế quản lý tài chính phù hợp với đặc điểm của đơn
vị: Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường tư đòi hỏi các đơn
vị này phải xây dựng các kế hoạch tài chính, thiết lập quy trình quản lý tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đơn vị phù hợp với tình hình quản lý mới. Đây là vấn đề không dễ nhưng lại rất cần thiết giúp cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập quản lý tốt các nguồn tài chính.
- Nhà nước khuyến khích thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, trong đó có các trường ngoài công lập có chất lượng
cao, chi phí cao nhằm đáp ứng nhu cầu được giáo dục của con em các gia đình có thu nhập cao bằng cơ chế khuyến khích cụ thể (đất, thuế, vốn
vay…). Xóa bỏ sự phân biệt về chính sách thuế giữa trường công lập và ngoài công lập.
- Nhà nước khuyến khích nhà trường gắn kết đào tạo với nghiên cứu
khoa học, cung ứng dịch vụ cho xã hội, từ đó tạo nguồn thu ổn định cho nhà
trường thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, đóng góp vốn đối ứng, đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, tư vấn phục vụ xã hội, đấu thầu
cạnh tranh các dự án nghiên cứu của Nhà nước.
Cung cấp cho xã hội những sản phẩm giáo dục với chất lượng cao: đòi hỏi các trường phải mở rộng và đa dạng hóa các hình thức đào tạo, giảm các
khoản chi lãng phí và tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng
những yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
3.2.1.2. Giải pháp từng bước ổn định và tăng nguồn thu
Đối với các cơ quan chủ quản: Cần tạo cơ chế thông thoáng cho các trường tư trong việc tự chủ về mức thu học phí và chỉ tiêu tuyển sinh. Đây là nguồn thu chính cho các trường tư vì hiện nay các trường tư tự chủ về chi, nhưng hạn chế về nguồn tài chính, phần thu vẫn còn nhiều trói buộc.
Về mức thu học phí, Bộ GD-ĐT phải quản lý bằng chính sách và quy chế chứ không chỉ đạo theo kiểu “cầm tay chỉ việc”, cơ chế “xin cho” hiện
nay. Việc xác định mức thu học phí, bộ nên xem xét nhiều yếu tố để đưa ra
khung học phí và mở rộng biên độ sàn – trần. Căn cứ vào quy mô, chất lượng, thương hiệu và uy tín đối với xã hội mà từng trường tư sẽ có mức thu
cụ thể.
Đối với các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, ngoài học phí các trường cần tạo lập thêm nguồn thu khác cho đơn vị từ các hoạt động như: Tạo thêm nguồn thu từ việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cho các cơ quan, bộ ngành và các địa phương; thành lập các đơn vị trực
thuộc trường làm dịch vụ tạo nguồn thu cho trường như trung tâm kỹ thuật,
dịch vụ tư vấn phục vụ xã hội…; nguồn thu từ đầu tư và các khoản tài trợ
của các doanh nghiệp; tăng thu từ các dự án giáo dục, các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học danh tiếng trên thế giới và các tổ chức phi
3.2.1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi
Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập có nguồn tài chính và các khoản thu còn hạn chế, nhưng mức đầu tư cho việc thành lập, xây dựng trường và khoản chi thường xuyên là rất lớn. Vì vậy, các trường tư cần tập
trung vào việc kiểm soát các đầu vào thông qua các khoản mục và định mức
chi tiêu mang tính bắt buộc. Biết vận dụng và sử dụng hiệu quả quyền tự chủ
trong các quyết định về mức chi, nội dung chi, phân bổ thu, chi, quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị. Mục tiêu là nguồn thu tăng lên và chi thường xuyên được sử dụng tiết kiệm hơn.
Các trường cần xây dựng các quy chế, quy định cụ thể trên các nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, công khai và phân phối theo lao động. Thực hiện tốt điều này, các trường tư sẽ nâng cao hiệu quả quản lý
chi, góp phần thúc đẩy hoạt động đào tạo, nghiên cứu của các trường.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả
nguồn tài chính, chống lãng phí. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ quản
lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, tăng cường các nguồn thu, đảm bảo
chi tiêu thống nhất trong toàn trường, chi tiêu tiết kiệm, hợp lý. Trên cơ sở đó, từng bước tăng thu nhập cho cán bộ - công nhân viên và giảng viên, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, tái đầu tư phát triển trường.
Xây dựng chiến lược cho đơn vị, cân nhắc nhiệm vụ nào quan trọng,
phải tiến hành trước mắt và cần tập trung đầu tư. Tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.
Thực hiện khoán chi, khoán biên chế cho các bộ phận của trường, đặc
biệt là bộ phận hành chính, sẽ tiết kiệm các khoản chi tiêu, chi tiêu có hiệu
quả, đội ngũ lao động được sắp xếp lại, giảm số cán bộ, công nhân viên dư
thừa. Việc này đã khiến tổng chi của các trường giảm rõ rệt.
- Trong các khoản chi phục vụ các hoạt động đào tạo, cần quy định rõ về tiền công giảng dạy của giảng viên và đội ngũ quản lý. Để thu hút đội ngũ
thầy cô giỏi tạo uy tín cho trường, vừa qua, nhiều trường đại học, cao đẳng tư thục đã thực hiện việc chi trả thù lao giảng dạy khá cao cho các thầy cô
không chỉ làm tăng tổng chi trả lương mà còn ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu của chính mình, cho nên đến bây giờ nhiều trường vẫn chưa đáp ứng tỷ lệ cán bộ giảng dạy cơ hữu cần có theo quy định
trong Quy chế trường đại học, cao đẳng ngoài công lập. Vì vậy, việc tuyển
thêm giảng viên cơ hữu là rất cần thiết và quan trọng của các trường đại học, cao đẳng tư thục hiện nay.
3.2.1.4. Nâng cao thu nhập cho đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên
Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tự chủ tài chính, tự đảm
bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Khi đó các trường không chỉ phải tự tìm cách tạo nguồn để đảm bảo thu nhập cho cán bộ và người lao động mà còn phải đảm bảo thu nhập của cán bộ và người lao động trong trường tư phải cao hơn tiền lương của nhà nước đài thọ cho lương công chức, viên chức thì mới có thể giữ chân những người lao động giỏi trong đơn vị. Vì vậy, để đảm
bảo thu nhập cho người lao động trong trường tư, các trường phải tìm biện pháp để tăng nguồn thu trên cơ sở nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ tư. Khi mức thu nhập đủ cao và chính đáng, tình trạng tham nhũng, tiêu cực
sẽ giảm, tính hiệu quả của các cơ sở đại học, cao đẳng ngoài công lập sẽ tăng
lên.
3.2.1.5. Giải pháp tài chính đối với sinh viên
Điều chỉnh chế độ học bổng chính sách đối với sinh viên thuộc đối tượng chính sách, sinh viên người dân tộc cho phù hợp với mặt bằng chi
thực tế theo nguyên tắc Nhà nước đảm bảo đủ chi phí học tập và sinh hoạt cho đối tượng sinh viên này. Theo đó, nghiên cứu sửa đổi chế độ cử tuyển,
chế độ hỗ trợ kinh phí đào tạo sinh viên chính sách bằng việc chuyển việc
cấp kinh phí nhà nước hỗ trợ cho người học thuộc đối tượng chính sách
thông qua các cơ sở đào tạo công lập sang cấp trực tiếp cho người hưởng
thụ, từng bước tạo điều kiện để người hưởng thụ lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu học tập, làm việc sau này, không phân biệt công lập hay
ngoài công lập.
năng trẻ để khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ học tập và động viên khen
thưởng xứng đáng đối với các sinh viên học giỏi, sinh viên nghèo vượt khó
nhằm nuôi dưỡng, đào tạo tài năng trẻ.
Tổ chức thực hiện tốt, đầy đủ, chủ động Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg ngày 04/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng; Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với sinh viên nhằm tạo
tiền đề cho việc thực hiện các chính sách của Nhà nước trong việc huy động
nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội và từng bước thực hiện cơ
cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo, dạy nghề đảm bảo hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Bên cạnh việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với sinh viên thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo thông qua việc vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội; nghiên cứu, xây dựng chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại cùng tham gia vào việc cung cấp tín dụng đào tạo cho sinh
viên nằm ngoài đối tượng được vay ngân hàng chính sách xã hội, được dễ
dàng tiếp cận nguồn vốn vay, được vay với các điều kiện thông thoáng hơn, được sự bảo lãnh của cơ sở sử dụng lao động sau đào tạo đối với các khoản vay, thông qua đó đảm bảo mọi đối tượng sinh viên có nhu cầu kinh phí cho
học tập, đào tạo nghề nghiệp đều được đáp ứng qua các kênh tài chính khác nhau.