Nhóm giải pháp về mô hình huy động vốn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 49)

Các mô hình tổ chức quản lý góp vốn ban đầu của các trường đã hình thành khi thành lập và xây dựng trường tùy thuộc vào những điều kiện cụ

thể của từng trường nhất định. Đồng thời các mô hình huy động vốn này cũng tùy thuộc vào những điều kiện tài chính, quy mô, hoàn cảnh cụ thể của

từng trường. Có thể nói rằng mỗi một điều kiện cụ thể sẽ tạo ra một mô hình

huy động vốn ban đầu tương ứng với nó. 14 năm thành lập và phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đến nay đã cho ra đời nhiều mô

hình huy động vốn.

Mô hình góp vốn rất đa dạng và không có mô hình chuẩn và chung cho từng trường. Có thể phân theo hai loại như sau:

Mô hình có lãi và không lãi

 Mô hình góp vốn ban đầu có hưởng lãi: Huy động vốn ban đầu có hưởng lãi từ các cá nhân và những người có tâm huyết tham gia góp

vốn thành lập và xây dựng trường, điển hình như mô hình trường Đại

học Dân lập Phương Đông, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu,

Trường Đại học Hồng Bàng…

 Mô hình góp vốn không hưởng lãi - Mô hình Trường Đại học Tư thục

không vì mục tiêu lợi nhuận, điển hình như mô hình Trường Đại học

Thăng Long.

Mô hình theo nguồn đầu tư: Huy động nguồn vốn góp từ các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.

 Mô hình 100% vốn nước ngoài: điển hình như Đại học RMIT – Úc và

Trung tâm đào tạo Dresden – Đức tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

 Mô hình góp vốn của các doanh nghiệp: Ngoài những mô hình trên, hiện nay ở Việt Nam đã nổi lên một tầng lớp người rất thành đạt trong

kinh doanh, càng ngày lớp người này càng đông và giàu hơn thì việc

khuyến khích các cá nhân, các doanh nghiệp này đầu tư cho giáo dục và đào tạo ngoài công lập là cần thiết và quan trọng để thực hiện mục

tiêu xã hội hóa giáo dục. Điều này, một mặt tạo nguồn nhân lực cho

các doanh nghiệp, mặt khác giải quyết việc làm và đảm bảo đầu ra

cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chính vì thế, mô hình đại học, cao đẳng ngoài công lập trong thời gian tới sẽ có thêm một mô hình mới

bằng huy động vốn từ các doanh nghiệp (điển hình hai trường Đại

học, cao đẳng ngoài công lập đang và sẽ đi vào hoạt động mô hình

này đó là: Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh và

Trường Đại học Hòa Bình).

Các mô hình trên đây khi được thực hiện ở các trường cụ thể sẽ có

những đặc điểm riêng của nó như đã trình bày ở trên. Vì vậy, có thể nói rằng

“không có một mô hình chuẩn và chung cho việc lựa chọn mô hình huy

động vốn ban đầu của từng trường, mỗi một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từng trường tạo ra một mô hình huy động vốn ban đầu cụ thể thích hợp” “mục tiêu gì, mô hình đó” và hướng áp dụng là “đa mô hình”.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, các cá nhân, tổ chức có rất nhiều kênh để đầu tư từ vốn nhàn rỗi của mình như: đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư vào bất động sản, thị trường chứng khoán… Thực tế thời

gian qua cho thấy, đầu tư vào những thị trường này thường sinh lãi rất cao, nhưng rủi ro đem đến thì cũng không kém. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có nhiều cá nhân, tổ chức trong nước lẫn nước ngoài có xu hướng đầu tư và

phát triển vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Vì vậy, có thể cho rằng việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là hiệu quả hơn so với các kênh đầu tư khác bởi

vì: đầu tư cho giáo dục và đào tạo mang tính ổn định, lâu dài và hợp lòng

người dân. Mặt khác, giáo dục là một loại hàng hóa đặc biệt, do đó để

khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia góp vốn để thành lập và phát triển trường đại học, cao đẳng ngoài lập cần phải:

- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/05/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở

cung ứng dịch vụ ngoài công lập theo hướng: Mở rộng đối tượng khuyến

khích ưu đãi của Nghị định đối với các cơ sở ngoài công lập, tổ chức, cá nhân được thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp trong các lĩnh vực như giáo dục – đào tạo, dạy nghề… và bao gồm cả tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư thành lập các cơ

sở giáo dục đào tạo.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn đầu tư thành

lập cơ sở đào tạo hoặc liên kết với các trường đại học, cao đẳng nhằm cung

cấp các dịch vụ đào tạo có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn

nhân lực của doanh nghiệp, tập đoàn đó và của toàn xã hội.

- Khuyến khích và mở rộng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc đầu tư xây dựng các trường đại học, cao đẳng và liên doanh liên kết về đào tạo với các trường đại học trong nước, qua đó khai thác thêm các kênh thu

hút đầu tư mới phù hợp với cam kết trong quá trình chủ động hội nhập kinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – TÀI SẢN, ĐẶC BIỆT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ GÓP VỐN BAN ĐẦU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NGOÀI CÔNG LẬP VIỆT NAM (ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ) (Trang 49)