Hình 2.3 : Sơ đồ quy trình cho vay tiêu dùng
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN HÀNG
2.2.2.3 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp
Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động của ngân hàng trong một thời điểm nhất định mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung và dài hạn phụ thuộc vào mức độ huy động vốn của ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Bất cứ ngân hàng nào cũng vậy, để hoạt động tốt không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà phải nâng cao mức dư nợ.
Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp
(ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 0,400 0,462 0,520 0,062 15,5 0,058 12,55 Trung-dài hạn 0,260 0,231 0,247 -0,029 -11,15 0,016 6,93 Tổng 0,660 0,693 0,767 0,033 5,0 0,074 10,68
(ĐVT: Tỷ đồng)
(Nguồn: Phịng quản trị tín dụng BIDV chi nhánh Vĩnh Long)
Hình 2.6: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tín chấp
Từ bảng số liệu ta thấy qua các năm dư nợ của chi nhánh đều tăng thể hiện đường lối phát triển đúng đắn của ban lãnh đạo. Năm 2018 là 0,660 tỷ đồng, năm 2019 có doanh số dư nợ là 0,693 tỷ đồng, năm 2020 là 0,767 tỷ đồng cụ thể qua các năm:
Doanh số dư nợ ngắn hạn năm 2018 là 0,400 tỷ đồng, năm 2019 dư nợ 0,462 tỷ đồng so với năm 2018 tăng lên 0,062 tỷ đồng (tương ứng 15,50%), năm 2020 dư nợ 0,520 tỷ đồng so với năm 2019 tăng lên 0,058 tỷ đồng (tương ứng 12,55%).
Doanh số dư nợ trung dài hạn năm 2018 là 0,260 tỷ đồng, năm 2019 dư nợ 0,231 tỷ đồng so với năm 2018 giảm xuống 0,029 tỷ đồng (tương ứng 11,15%), năm 2020 là 0,247 tỷ đồng so với năm 2019 tăng lên 0,16 tỷ đồng (tương ứng 6,93%).
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn và trung - dài hạn tương đối cân bằng, nhưng cho vay trung - dài hạn có phần nhỏ hơn ngắn hạn. Nguyên nhân đời sống của nhân dân địa bàn tỉnh Vĩnh Long được cải thiện, mức sống của người dân cao hơn nên nhu cầu mua sắm được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy ngân hàng cần có chính sách mạnh mẽ hơn nữa trong việc dày mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng.