Hình 2.3 : Sơ đồ quy trình cho vay tiêu dùng
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TÍN CHẤP TẠI NGÂN
HÀNG BIDV CHI NHÁNH VĨNH LONG
3.2.1 Chiến lược Marketting
Mục đích cuối cùng của hoạt động Marketing là tăng thị phần và mức độ nhận biết của khách hàng về sản phẩm. Để Ngân hàng tăng hiệu quả của hoạt động với chi phí thấp thì cần phải có một chiến lược một kế hoạch phù hợp nhất với tình hình hiện tại của Chi nhánh. Sản phẩm vay này phần đông qua cơ quan giới thiệu, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm giới thiệu... nên việc rất nhiều người biết đến sản phẩm này cũng như những đặc điểm và tính hữu ích của nó là điều hợp lý. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển sản phẩm của dịch vụ khi mang nó đến gần hơn với người lao động là rất cao. Ngân hàng cần xác định được thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu đồng thời thực hiện các chiến lược Marketing phù hợp như vậy mới có thể đem lại cho khách hàng những hiểu biết về lợi ích kinh tế và tiện ích của dịch vụ cho vay tiêu dùng tín chấp đối với NLĐ có lương trả qua thẻ của Ngân hàng BIDV. Trên cơ sở những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức, người viết xin đề xuất chiến lược marketing cho sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp.
- Chiến lược sản phẩm: hiện tại Ngân hàng BIDV Vĩnh Long đang triển khai cho vay tín chấp với các loại hình là cho vay thấu chi tài khoản cá nhân và cho vay tiêu dùng tín chấp. Cả hai đều áp dụng đối với tất cả NLĐ làm được tại cơ quan trên cùng tỉnh, thành phố với chi nhánh cho vay có lương trả qua thẻ do Ngân hàng BIDV phát hành.
Với lợi thế về thương hiệu cũng như uy tín trong ngành Ngân hàng về chất lượng cung cấp dịch vụ đây sẽ là điểm mạnh của Ngân hàng BIDV Vĩnh Long trong việc thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của Ngân hàng mình. Để có thể thực hiện mục tiêu của Ngân hàng BIDV Vĩnh Long tiếp tục phát triển hai loại hình cho vay tín
chấp đặc biệt đối với loại hình cho vay tiêu dùng tín chấp để tạo ra sự phong phú trong lựa chọn của khách hàng và tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm đối với đối thủ cạnh tranh thì Chi nhánh nên nghiên cứu mở rộng thêm sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp đối với cả NLĐ có thu nhập ổn định nhưng khơng có tài khoản trả lương tại BIDV. Bên cạnh đó để nâng cao tính hiện đại và chuyên nghiệp Ngân hàng BIDV Vĩnh Long phải không ngừng nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ nhân viên Ngân hàng nhằm tạo ra sự nổi bật trong phong cách phục vụ mới là tiền đề cho sự phát triển dịch vụ Ngân hàng.
- Chiến lược giá: mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanh riêng cho mình trong đó chính sách lãi suất là một yếu tố quan trọng. Chính sách lãi suất phù hợp là chính sách lãi suất vừa có thể mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng vừa đảm bảo cạnh tranh để giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Qua đó cho thấy sản phẩm cho vay tín chấp có nhiều khách hàng có nhu cầu nhưng do thơng tin về sản phẩm vẫn còn những khách hàng chưa biết đến nên cần phải tổ chức những chương trình để giới thiệu, tư vấn về sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp tai các cơ quan doanh nghiệp, cơ sở, ban ngành, khu công nghiệp…để khách hàng hiểu rõ về mức lãi suất và từ đó khách hàng dễ tiếp cận với sản phẩm hơn.
- Chiến lược phân phối: sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp là khá nhiều nhưng vẫn cịn những khách hàng chưa chưa biết nhiều về sản phẩm này, mọi người đa số có biết nhưng thơng tin cịn mập mờ, khơng chính xác vì vậy dù có nhu cầu vay vốn nhưng khách hàng vẫn chưa dám tiếp cận sản phẩm. Trong tình hình hiện nay tín dụng vẫn cịn nhiều hạn chế thì hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp là một chính sách tín dụng an tồn, hiệu quả và bền vững trong tương lai. Ngân hàng chủ động trong việc thu nợ gốc và lãi một cách đơn giản và thuận tiện. Trước những ích lợi đó, ngân hàng BIDV Vĩnh Long nên nắm bắt cơ hội thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý thu nhập của người lao động đồng thời không ngừng tăng cường công tác tuyên truyền cũng như phân phối sản phẩm, kết hợp các buổi giới thiệu sản phẩm trong hệ thống cơ quan, công sở ... nơi nhân viên có thu nhập cao và ổn định. Bên cạnh đó, BIDV Vĩnh Long nên tăng cường hoạt động hỗ trợ khách hàng tại các Chi nhánh và phòng giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm thơng tin.
- Chiến lược chiêu thị: Đa số NLĐ được điều tra biết đến sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp chủ yếu là qua người thân, bạn bè truyền miệng nhau, qua cơ quan giới thiệu. Với mục đích tăng thị phần và giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng đến với người tiêu dùng , BIDV Vĩnh Long phải nên tăng cường quảng cáo và các hoạt động quan hệ công chúng để khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn. Hơn nữa BIDV Vĩnh Long được tọa lạc trên một vị trí chiến lược nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính Nhà nước, doanh nghiệp nên việc tăng cường chi phí dành cho chương trình marketing trong thời gian sắp tới đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng , đó là việc làm hết sức cần thiết chính nó sẽ góp phần tác động mạnh mẽ đến nhận thức của mọi người giúp họ có ấn tượng đến sản phẩm và khi có nhu cầu họ sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm đồng thời nó cũng góp phần phá vỡ tâm lý ngần ngại của mọi người khi sử dụng dịch vụ.
3.2.2 Không ngừng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Yếu tố con người là quan trọng nhất trong bất kỳ một dự án kinh doanh nào. Một chiến lược kinh doanh dù có nhiều lợi thế cạnh tranh cũng sẽ không thực hiện được nếu khơng có yếu tố con người. Do vậy, đào tạo nguồn nhân lực là công việc mà BIDV Vĩnh Long nên thực hiện thường xuyên và định kì. Chi nhánh hỗ trợ, tổ chức đào tạo và tập huấn đội ngũ cán bộ để giúp họ nâng cao trình độ và ứng dụng tốt các quy định mới của nhà nước và của ngân hàng về cơng tác tín dụng trong đó có tín dụng tín chấp cũng như khuyến khích các cán bộ tín dụng đi nghiên cứu, học tập các ngân hàng bạn trong và ngồi nước. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần bố trí cán bộ tín dụng phù hợp với từng nghiệp vụ tín dụng. Cần các khoản cho vay đến từng cán bộ tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng và hiệu quả trong cho vay tiêu dùng. Chi nhánh cũng có thể sắp xếp, phân công cán bộ phụ trách cho vay tiêu dùng theo từng mảng đối tượng khách hàng nhằm tạo sự hài hòa hơn trong hoạt động. Để đạt được điều đó ngân hàng cần thực hiện một số công việc sau:
+ Nên có bộ phận chuyên viên tư vấn tài chính khách hàng cá nhân riêng biệt năng động, có kiến thức và trình độ chun mơn vững vàng để tư vấn chính xác sản phẩm của ngân hàng đến khách hàng.
+ Mỗi người đảm nhận mỗi cơng việc tách biệt. Tránh tình trạng làm việc chồng chéo như vậy sẽ không hiệu quả.
+ Khi giao chỉ tiêu cho nhân viên và nếu họ làm tốt sẽ có nhiều chương trình khen thưởng. Việc này nhằm tạo động lực cho nhân viên phụ trách phát triển sản phẩm tăng cường việc tìm kiếm thêm nhiều khách hàng về cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, cơng tác hỗ trợ khách hàng về sản phẩm cho vay tiêu hỗ trợ tiêu dùng tín chấp tại chi nhánh cũng phải đẩy mạnh để có thể giải đáp thắc mắc của khách hàng một cách chính xác và nhanh nhất.
+ Có kế hoạch khen thưởng, để bạt phù hợp nhằm thu hút giữ chân những nhân viên giỏi .
+ Luôn tạo bầu khơng khí làm việc thoải mái gần gũi giữa các nhân viên với lãnh đạo, giữa nhân viên với nhau cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên sự gắn bó trong nội bộ của ngân hàng.
3.2.3 Tăng cường tham gia các chế độ bảo hiểm cho vay tiêu dùng tín chấp
Tiêu dùng tín chấp với đặc điểm là không tài sản bảo đảm nên cần có chế độ bảo hiểm về khoản vay, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn thu nhập cho ngân hàng với chi phí đầu tư tối thiểu, tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro khi khách hàng khơng có khả năng thanh tốn... Bên cạnh cho vay thì ngân hàng cịn có đơn vị bảo hiểm của ngân hàng hỗ trợ về bảo hiểm tiền vay khi khách hàng tham gia vay vốn. Hiện tại ngân hàng đang kết hợp giữa cho vay và thu phí bảo hiểm tiền vay rất tốt ngân hàng nên phát huy hơn nữa thế mạnh này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã tổng kết lại những việc làm được và những việc chưa làm được của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long – PGD Hịa Phú. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, bên cạnh đó cũng nêu lên những định hướng và giải pháp trong thời gian tương lai có thể áp dụng hình thức cho vay tiêu dùng tín chấp giai đoạn 2018 – 2020.
Phần
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ