(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dịch vụ 120.157 180.831 346.464 60.674 50,50 165.633 91,60 Chăn nuôi 67.509 82.587 145.782 15.078 22,33 63.195 76,52 Trồng trọt 65.528 79.498 154.300 17.970 21,32 74.802 94,09 Khác 31.929 21.294 103.775 (10.653) (33,31) 82.481 387,34 Tổng 285.123 364.210 750.321 79.087 27,74 386.111 106,01
(Nguồn: Phịng kế tốn – ngân quỹ Sacombank chi nhánh Vĩnh Long)
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế biến động qua các năm. Nhìn chung cơng tác thu nợ ở ngân hàng là cao, thứ nhất do uy tín của khách hàng, sự thuận lợi trong kinh doanh của khách hàng, thứ hai là do công tác kiểm tra, xét duyệt hồ sơ vay vốn, thẩm định thực tế, giám sát tín dụng và theo dõi lịch trả nợ đến hạn của khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Cụ thể như sau:
Về dịch vụ: doanh số thu nợ năm 2017 đạt 120.160 triệu đồng, năm 2018
đạt 180.831 triệu đồng tức là tăng 60.474 triệu đồng, tương đương tăng 50,50% so với năm 2017. Đến năm 2019 tăng mạnh lên 346.464 triệu đồng, tăng 165.633 triệu đồng tương đương tăng 91,60% so với năm 2018. Nguyên nhân là do tình hình xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về dịch vụ của con người ngày càng cao cho nên
khách hàng kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ rất thành công nên doanh số thu nợ của ngân hàng luôn tăng.
Về chăn nuôi: doanh số thu nợ năm 2017 đạt 67.509 triệu đồng, năm 2018
tăng nhẹ 82.587 triệu đồng, tăng 15.078 triệu đồng tương đương tăng 22,33% so với năm 2017. Đến năm 2019 đạt 145.782 triệu đồng tăng 63.195 triệu đồng tương đương tăng 76,52% so với năm 2018. Doanh số thu nợ về lĩnh vực chăn nuôi luôn tăng qua 3 năm là do có các chương trình hướng dẫn bà con chăn ni theo cơng nghệ mới, chăn ni theo mơ hình và biết cách kết hợp chăn nuôi hiệu quả làm cho khả năng sinh lời ngày càng cao.
Về Trồng trọt: doanh số thu nợ năm 2017 là 65.528 triệu đồng, năm 2018
đạt 79.498 triệu đồng, tăng 17.970 triệu đồng tương đương tăng 21,32% so với năm 2017. Đến năm 2019 thì tăng vọt lên 154.300 triệu đồng, tức là tăng 74.802 triệu đồng tương đương tăng 94,09% so với năm 2018. Nguyên nhân là trong mùa thu hoạch lúa hè thu đạt năng suất khá cao cùng với giá lúa ổn định ở mức cao, mặc khác do chính quyền hỗ trợ kỹ thuật trồng cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao và khuyến khích người dân áp dụng và bà con nông dân đã mạnh dạn thực hiện vì thế thu nhập của người dân ổn định có khả năng trả nợ cho ngân hàng ngày càng cao.
Cho vay khác: Lĩnh vực kinh tế này chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho
vay, nên doanh số thu nợ đối với lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng khá thấp và có sự tăng, giảm qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2017, doanh số thu nợ của cho vay khác là 31.929 triệu đồng, năm 2018 đã giảm xuống 21.294 triệu đồng, tức giảm 10.635 triệu đồng tương đương giảm 33,31% so với năm 2017. Chuyển sang năm 2019, doanh số thu nợ tăng 103.775 triệu đồng, tức là tăng 82.481 triệu đồng tương đương tăng 387,34% so với năm 2018. Đây là nguồn vốn hỗ trợ cho các lĩnh vực khác nhau với các mục đích kinh doanh khác nhau vì thế mà tùy vào tình hình kinh tế xã hội và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào sẽ tạo lợi nhuận khác nhau vì vậy tình hình thu nợ cũng khơng ổn định.
Xét về tình hình thu nợ trong 3 năm qua có khi tăng khi giảm do chi phí vật tư, xăng dầu tăng cao, dịch bệnh trên vật nuôi,…làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của hộ dân.
Qua việc phân tích cơng tác thu nợ của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Vĩnh Long, ta thấy việc thu hồi vốn của ngân hàng diễn ra khá tốt, từ đó khẳng định được hiệu quả tín dụng của ngân hàng, qua đó cũng cho thấy hầu hết các công ty, doanh nghiệp, hộ dân,… đã chứng tỏ được khả năng làm tốt cơng việc, mang lại hiểu quả, thanh tốn nợ cho ngân hàng đúng hạn, điều này cịn có tác động tích cực đến hoạt động của hộ dân.
2.3.3 Phân tích dư nợ
2.3.3.1 Dư nợ cho vay HSX theo thời gian
Việc xem xét dư nợ của các chương trình tín dụng sẽ cho biết quy mơ của các chương trình tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng sẽ thể hiện được hiệu quả về mặt xã hội kinh tế của ngân hàng mang lại cho địa phương.