Bảng phương pháp phân tích theo chiều dọc

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công trình công cộng vĩnh long (Trang 38 - 46)

Chỉ tiêu Năm ( x0 ) Năm ( x1 )

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

1 2 3 4 5

(Nguồn: Sách phân tích báo cáo tài chính)

Phân tích theo chiều dọc thể hiện tỷ lệ % của từng chỉ tiêu trong BCTC trên một chỉ tiêu chung, cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác nhau so với tổng số trong một báo cáo. Con số tổng cộng được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó. Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong HĐKD. Mặt khác, nó cũng chỉ

ra những thay đổi quan trọng và kết cấu của những chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể của một năm so với năm tiếp theo.

1.3.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính giả định các nhân tố cịn lại khơng thay đổi. Phuơng pháp phân tích này cịn là cơng cụ hỗ trợ q trình ra quyết định.

1.3.3 Nội dung phân tích các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh

1.3.3.1 Phân tích doanh thu

Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra * Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác - Phân tích tình hình biến động của doanh thu tăng hay giảm so với kỳ trước. - Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kinh doanh, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khơng thường xun khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu.

- Theo nguồn hình thành, doanh thu bao gồm:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và bán hàng hóa mua vào, dịch vụ vận tải, dịch vụ gia công, cho thuê TSCĐ.

+ Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh các doanh thu phát sinh như tiền lãi cho vay, lãi TGNH, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán…

+ Thu nhập khác: Các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh như thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng các khoản được Ngân sách hồn lại.

1.3.3.2 Phân tích chi phí

- Phân tích tình hình thực hiện chi phí so với kế hoạch (hoặc kỳ trước) và biến động chi phí.

- Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất sản phẩm lưu thơng hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội trong q trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại hoạt động từ khâu mua NVL, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ.

+ Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của sản phẩm sản xuất, hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

+ Chi phí quản lý kinh doanh: Phản ánh các chi phí quản lý chung của tồn DN như chi phí nhân viên, điện, nước…

+ Chi phí hoạt động tài chính như chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ…

1.3.3.3 Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý – Chi phí khác - Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Phân tích các nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận là số chênh lệch giữa các khoản doanh nghiệp thu về so với các khoản chi phí bỏ ra, bao gồm:

+ Lợi nhuận gộp.

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.

+ Lợi nhuận khác.

1.3.4 Phân tích các tỷ suất phản ánh kết quả kinh doanh

1.3.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng cách lấy lợi nhuận (lợi nhuận ròng hoặc trước thuế) chia cho doanh thu nhân cho 100, theo công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu)*100

Ý nghĩa: ROS cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.3.4.2 Tỷ suất trên chi phí

Tỷ suất chi phí là tỷ số hoặc tỷ lệ phần trăm so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh và doanh thu đạt được trong một thời kỳ nhất định (có thể là một năm, một quý, một tháng) của doanh nghiệp.

Biểu hiện – công thức: F’ = (F / D) . 100 F’ : tỷ suất chi phí của doanh nghiệp F : tổng chi phí kinh doanh

Ý nghĩa của tỷ suất chi phí:

Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong một thời kỳ nhất định, để đạt được một đồng doanh thu, doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ với nhau trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp trong cùng một thời kỳ với nhau.

Mức tăng (giảm) chi phí: chỉ tiêu này đánh giá đơn vị có quản lý tốt chi phí hay khơng qua việc so sánh tỷ suất phí giữa kỳ này so với kỳ trước hoặc kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch và chỉ tiêu biểu hiện dưới dạng số tương đối:

Δ F’ = F1’ – F0’ Trong đó: Δ F : mức độ tăng hoặc giảm chi phí

F1’ : tỷ suất chi phí của kỳ này (thực hiện) F0’ : tỷ suất chi phí của kỳ trước (kỳ gốc)

Đồng thời với chỉ tiêu trên chúng ta sử dụng thêm chỉ tiêu tốc độ tăng (giảm) phí. Theo cơng thức sau:

Tốc độ tăng (giảm) phí = Δ F’ / F0’ . 100

Qua hai chỉ tiêu trên cho thấy, mục tiêu của doanh nghiệp là phải luôn luôn hướng tới việc giảm tỷ suất chi phí, tăng nhanh tốc độ giảm phí, đó là cơ sở cho việc tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chỉ tiêu số tiền tiết kiệm (bội chi) của doanh nghiệp: ± F = (Δ F’ . D1 )/ 100

Trong đó: ± F : số tiền bội chi hoặc tiết kiệm của doanh nghiệp trong kỳ D1 : doanh thu đạt được năm nay (thực hiện)

Qua các chỉ tiêu trên chúng ta có thể đánh giá được chất lượng hoạt động của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí nói chung và của từng nghiệp vụ kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuân = Lợi nhuận / Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ doanh thu của một công ty. So sánh với tỷ suất lợi nhuận của ngành.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng để bán.

- Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần / Doanh thu bán hàng

Ý nghĩa: Giúp đánh giá một cơng ty có kiểm sốt hữu hiệu các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hay không.

Kết luận Chương 1

Nội dung chương này đã trình bày tổng quan về kế tốn xác định kết quả kinh doanh và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh như khái niệm, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán, sổ sách kế toán,... đây là cơ sở để chương 2 đánh giá thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ CƠNG TÁC KẾ TỐN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO

KẾT QUẢ KINH DOANH

Một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển cần phải có thương hiệu và một vị trí vững chắc trên thị trường, để tìm hiểu được doanh nghiệp nhà trường đã tạo điều kiện cho em tiếp cận vào thực tế và tại doanh nghiệp này em có điều kiện tìm hiểu và viết được chương 2 để làm khóa luận tốt nghiệp. Trong chương 2 này gồm có 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu khái quát về Cơng ty Cổ phần Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long Phần 2: Thực trạng cơng tác kế tốn xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long.

Phần 3: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Cơng ty Cổ phần Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long.

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠNG TRÌNH CƠNG CỘNG VĨNH LONG

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long

- Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN CƠNG TRÌNH CƠNG CỘNG VĨNH LONG - Tên tiếng anh: VINH LONG PUBLIC WORKS JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: VIPUCO JSC

- Trụ sở chính: 86 đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long - Số điện thoại: + ( 84-0270 ) 3822 642

- Số fax: + ( 84-0270 ) 3831 283 - Email: ctccvl@gmail.com

- Website: http://vipuco.vn/

- Vốn điều lệ: 33.862.220.000 đồng - Mã cổ phiếu: VLP

- Hình thức tổ chức kinh doanh: Cơng ty Cổ phần

- Giấy CNĐKDN: Số 1500169888 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long cấp lần đầu ngày 22/07/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 01/10/2016, đăng ký thay đổi lần 03 ngày 07/07/2017.

(Được chuyển đổi từ Cơng ty TNHH MTV Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long)

Cơng ty TNHH MTV Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long tiền thân là phịng Quản lí Đơ thị hoạt đơng dưới hình thức là DN Nhà nước trong lĩnh vực cơng ích theo quyết định số 2414/QĐ-UBT, ngày 09/12/1996 của UBND tỉnh Vĩnh Long và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 01/1997.

Ngày 10 tháng 04 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP, về việc thành lập thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long. Thành phố Vĩnh Long đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh và có nhiều bước phát triển nổi bật. Cùng với sự phát triển của thành phố Vĩnh Long, Công ty TNHH MTV Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long ngày càng được xây dựng và phát triển.

Ngày 13/07/2010, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành quyết định số 1645/QĐ- UBND về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Cơng ty Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long thành Công ty TNHH MTV Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long với vốn điều lệ là 16.599.693.917 đồng.

Việc chuyển đổi trở thành Cơng ty TNHH MTV Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long được xem là mốc đánh dấu sự phát triển của DN trong giai đoạn mới, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đang thực hiện trong lĩnh vực cơng ích. Trong mơ hình hoạt động mới, DN đã chủ động tìm kiếm các kế hoạch đặc hàng ổn định từ Nhà Nước cũng như tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vốn khác nhằm xây dựng Cơng ty và góp phần phát triển, nâng cao tiềm năng và vị thế của Thành phố Vĩnh Long.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Cơng ty đã gặp khơng ít khó khăn về vốn, thiết bị nhưng đã phát huy tính chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn nên Cơng ty đã khơng ngừng phát triển. Với khởi nguồn chỉ có 16.599.693.917 đồng vốn điều lệ cùng với 166 cán bộ công nhân viên cộng với sự phấn đấu, nỗ lực tập thể, cũng như sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan ban hành hiện nay Công ty đã

có mức vốn đầu tư của chủ sở hữu lên đến hơn 27,5 tỷ đồng và duy trì đảm bảo cơng ăn việc làm cho hơn 227 cán bộ viên chức và người lao động.

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước về cổ phần hóa DN Nhà nước và thực hiện Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 13/03/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc cổ phần hóa các DN 100% vốn Nhà nước trên địa bàn Vĩnh Long trong giai đoạn 2014-2015, Công ty đã triển khai thực hiện cổ phần hóa DN.

Ngày 20/05/2016, Công ty thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu và chính thức hoạt động dưới hình thức Cơng ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký DN Công ty Cổ phần với mã số 1500169888, đăng ký thay đổi lần 03 ngày 07/07/2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh

2.1.2.1 Chức năng

Cơng ty Cổ phần Cơng trình Cơng cộng Vĩnh Long được thành lập và hoạt động theo Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015 nhằm góp phần giải quyết cơng việc làm cho người địa phương

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Công ty hoạt động theo đúng Luật Công ty, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động dịch vụ cơng ích.

- Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của cơng ty theo mơ hình chuyển đổi thành cơng ty Cổ phần, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được Nhà Nước giao, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty.

- Góp phần xây dựng Thành phố Vĩnh Long ngày thêm khang trang, văn minh, sáng, xanh, sạch, đẹp.

2.1.2.3 Lĩnh vực kinh doanh

Dưới đây là bảng tên mặt hàng kinh doanh tại công ty:

Một phần của tài liệu Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần công trình công cộng vĩnh long (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)