PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.5 PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

1.5.1 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

1.5.1.1 Khái niệm

Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ra đời năm 1967-1968 trên cơ sở phát triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển. HPLC là một phương pháp tách trong đó pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã được biết bằng liên kết hóa học với các nhóm chức hữu cơ. Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: có độ nhạy cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt.

Phạm vi ứng dụng của phương pháp HPLC rất rộng, như phân tích các hợp chất thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, các chất phụ gia thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, môi trường…

1.5.1.2 Các bộ phận của hệ thống HPLC

Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao gồm có các bộ phận cơ bản như sau:

Hinh 1.5 Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Trong đó:

1: Bình chứa pha động. 2: Bộ phận khử khí 3: Bơm cao áp 4: Bộ phận tiêm mẫu 5: Cột sắc ký (pha tĩnh) 6: Đầu dò

7: Hệ thống máy tính có phần mềm ghi nhận tín hiệu, xử lý dữ liệu và điều khiển hệ thống.

8: In dữ liệu.

1.5.1.3 Các loại đầu dị

Đầu dị trong thiết bị HPLC có vai trị để xác định các thành phần trong hỗn hợp rửa giải đi ra từ pha động. Các thành phần trong hỗn hợp rửa giải sau khi đi ra khỏi cột sẽ tương tác với detector tạo nên những tín hiệu điện, mà chúng ta có thể quan sát qua peak trên màng hình quan sát. Chiều cao hay diện tích peak tỷ lệ với lượng chất có trong hỗn hợp rửa giải.

Các detector dùng trong thiết bị HPLC thường thỏa mãn các yêu cầu sau:

 Độ nhạy cao

 Hoạt động ổn định và có độ tái lập tốt

 Cho tín hiệu tuyến tính với nồng độ chất tan

 Có tính kinh tế

 Độ tin cậy cao và dễ sử dụng

 Đầu dị khơng làm phá vỡ cấu trúc của mẫu

 Không phụ thuộc vào thành phần pha động

 Hoạt động từ khoảng nhiệt độ phòng đến 400 oC

Các đầu dò sử dụng trong thiết bị HPLC thường là các loại đầu dò UV-Vis, đầu dò DAD (Diod Array detector), đầu dò huỳnh quang (Fluorescence), đầu dò chỉ số khúc xạ (Refractive index detector) [215].

1.5.2 Phương pháp phổ tử ngoại – khả kiến [215]

Phương pháp quang phổ tử ngoại – khả kiến là phương pháp thuộc nhóm phương pháp quang phổ dựa trên tính chất hấp thu ánh sáng trong vùng phổ tử ngoại – khả kiến (Ultra Violet-Visible) và được gọi là phổ UV-Vis. Khi một chùm tia đơn sắc, song song, có cường độ I0, chiếu thẳng góc lên bề dày l của một môi trường hấp thụ, sau khi đi qua lớp chất hấp thụ này, cường độ của nó giảm cịn I. Theo định luật Lambert – Beer sự liên hệ giữa I0 và I được biểu diễn bởi phương trình sau:

𝑙𝑔𝐼0

𝐼 = 𝛼𝑙𝐶

Đại lượng 𝑙𝑔𝐼0

𝐼 được gọi là độ hấp thụ, kí hiệu là A (A = lg𝐼0

𝐼) hoặc được gọi là mật độ quang, l là chiều dày của lớp chất hấp thụ, tính bằng cm; C là nồng độ của chất hấp thụ, tính bằng mol. L-1; α là hệ số hấp thụ mol, đặc trưng cho cường độ hấp thụ của chất hấp thụ. Biểu thức của định luật Lambert Beer cho thấy, độ hấp thụ tỉ lệ thuận với nồng độ chất hấp thụ, chiều dày dung dịch chứa chất hấp thụ và hệ số hấp thụ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch (Trang 42 - 44)