CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG CÁC CHỈSỐ HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG CÁC CHỈSỐ HÓA HỌC

2.5.1 Chuẩn bị mẫu thử

Mẫu tôm thử nghiệm được chuẩn bị như mục 2.3.1

2.5.2 Phương pháp định lượng TVB-N

Hàm lượng TVB-N được xác định theo TCVN 9215:2012 [7]. Quy trình phân tích trình bày ở Hình 2.5. Trong phương pháp này, các thành phần của TVB-N được trích bằng dung mơi acid perchloric 0,7 M, sau đó xác định bằng phương pháp chuẩn độ acid – base.

Tổng hàm lượng nitơ bazơ bay hơi trong mẫu thử, được tính bằng miligam trên 100 g (mg/100 g), theo công thức sau:

𝑇𝑉𝐵 − 𝑁 = (𝑉0− 𝑉1) × 𝑎

𝑚 ×

𝑉đ𝑚

𝑉𝑥đ × 100 Trong đó:

V1 là thể tích dung dịch chuẩn NaOH đã dùng cho mẫu thử, tính bằng mililit (mL); V0 là thể tích dung dịch chuẩn NaOH đã dùng cho mẫu trắng, tính bằng mililit (mL);

a là số miligam nitơ tương ứng với một mililit dung dịch chuẩn NaOH:

- Đối với dung dich NaOH 0,01 mol/l, a = 0,14 mg/mL; - Đối với dung dịch NaOH 0,05 mol/l, a = 0,70 mg/mL;

m là khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g);

Vđm là thể tích dịch lọc sau khi định mức, tính bằng mililit (mL) (trong trường

hợp này, Vđm = 100 ml);

Vxđ là thể tích dịch lọc được lấy để chưng cất, tính bằng mililit (mL) (trong

trường hợp này, Vxđ = 50 ml).

2.5.3 Phương pháp định lượng TMA-N

Hàm lượng TMA được xác định theo tiêu chuẩn AOAC 971-14 [8]. Quy trình phân tích tiến hành ở Hình 2.6.

Hàm lượng TMA-N trong mẫu thử, được tính bằng miligam trên 100g (mg/100 g), theo công thức sau:

𝑻𝑴𝑨 − 𝑵 = 𝑪𝒙 ×𝑽đ𝒎

𝑽𝒙đ × 𝟏𝟎𝟎 𝒎𝒃đ Trong đó:

Cx là số mg N suy ra từ phương trình đường chuẩn; Vxđ là thể tích xác định; Vđm là thể tích trích ly; mbđ là khối lượng mẫu ban đầu;

2.5.4 Phương pháp định lượng histamine

Histamine được sử dụng rộng rãi như một chỉ số đánh giá độ tươi của nhiều loài thủy sản khác nhau [16]. Histamine phản ứng với o-phthalaldehyde (OPA) hình thành hợp chất huỳnh quang và được xác định theo phương pháp HPLC của Gouygou cùng cộng sự (1987) [83]. Theo phương pháp này, 10 gam mẫu tôm sú sau khi lột vỏ được trích ly với 40 mL ethanol. Hỗn hợp được xay nhuyển trong 2 phút bằng máy xay (MX-SM1031S, Panasonic, Nhật) và ly tâm với tốc độ 3000 vòng/ phút trong 10 phút với thiết bị Hetich-EBA 20S (Sigma-Aldrich, Đức). Dịch trích ly được chuyển vào bình định mức 150 mL. Tiến trình lập lại 3 lần và tổng thể tích trích ly được định mức 150 mL bằng ethanol. Tiếp theo, 2 mL dịch trích ly được tách và làm sạch bằng cột SPE C18 (Công nghệ Agilent, Mỹ), với methanol 80% là dung môi rửa giải và định mức thành 10 mL. 250 µL dung dịch được tiêm vào hệ thống HPLC (Waters 600, tập đồn cơng nghệ Artisan, Mỹ) và phản ứng với OPA để hình thành hợp chất huỳnh quang. Tiến trình tách được thực hiện với cột C18 (Cơng nghệ Agilent, Mỹ); pha động chứa dung dịch ethanol 80%, tỷ lệ dòng 1 mL/phút và nhiệt độ cột ở 40 oC. Hợp chất huỳnh quang được xác định với đầu dò huỳnh quang Fluorescent (Waters 474, Mỹ) đặt ở bước sóng kích thích 359 nm và bước sóng phát xạ 445 nm.

Hàm lượng histamine được xác định như sau:

𝐻𝑥= 𝐶𝑥×𝑉đ𝑚 𝑉𝑥đ ×

100 𝑚𝑏đ

Trong đó: Hx là hàm lượng histamine tính theo đơn vị mg/100 g Cx là số mg histamine suy ra từ phương trình đường chuẩn Vxđ là thể tích xác định

Vđm là thể tích định mức

mbđ là khối lượng mẫu ban đầu

2.5.5 Phương pháp định lượng hypoxanthine

Phương pháp định lượng hypoxanthine trong mẫu tơm sú được thực hiện như bố trí ở thí nghiệm 5 và 6. Hypoxanthine trong tơm được trích ly như nghiên cứu của Ryder [217] bằng dung môi acid perchloric 0,6M. Dịch trích ly được tách và tinh sạch trên cột SPE C18 (Agilent) với dung môi rửa giải là đệm phosphate pH = 4,6. Quy trình xác định hypoxanthine được định lượng bằng HPLC được mơ tả như Hình 2.8.

Hình 2.7 Quy trình xác định hypoxanthine trong mẫu tôm sú 2.5.6 Phương pháp đo pH

Phương pháp đo pH được tiến hành theo phương pháp của Özogul cùng cộng sự [193]. Giá trị pH ở tôm được đánh giá theo ngày bảo quản. Trong đó, mẫu tơm sau

khi lột vỏ được đồng nhất với nước cất theo tỷ lệ 1:10 (w/v) và được đo bằng thiết bị pH-meter Orion TM Star 211.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)