.Các nhân tố thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động huy động vốn từ dân cư tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam 37 (Trang 32 - 36)

1.2 .Khái quát về huy động vốn từ dân cư của NHTM

1.2.3.2 .Các nhân tố thuộc về khách hàng

a. Thu nhập của dân cư

Thu nhập dân cư là một trong những yếu tố tiên quyết quyết định hành vi gửi tiền của người dân. Nếu thu nhập của người dân chỉ ở mức trung bình, chỉ đủ trang trải cho các nhu cầu cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày thì họ sẽ khơng có tiền dư thừa để gửi vào ngân hàng cho dù lãi suất ngân hàng đưa ra có hấp dẫn đến đâu. Chỉ khi thu nhập của họ lớn hơn chi tiêu, họ mới nghĩ đến việc bảo toàn và đầu tư sinh lời trên số tiền dơi ra đó. Và khi đó ngân hàng là một trong những địa chỉ mà họ tìm đến. Mức thu nhập của người dân càng cao thì lượng tiền dư thừa càng nhiều và ngân hàng càng có nhiều cơ hội để tăng quy mơ huy động. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay đổi kỳ hạn nguồn huy động của ngân hàng. Điều quan trọng là ngân hàng phải phân đoạn thi trường dân cư theo mức thu nhập, các hoạt động Marketing quảng bá sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải hướng tới những đoạn thị trường có mức thu nhập cao hoặc có thu nhập tiềm năng lớn, thu hút sự

quan tâm tới việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng cá nhân, qua đó lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ tăng lên.

b.Tập quán của dân cư

Tập quán dân cư là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Tâm lý, thói quen của người dân giữa các vùng địa lý khác nhau thường rất khác nhau. Đó là thói quen chi tiêu, thói quen thanh tốn, mức độ tiếp cận, hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng…Những nhân tố này cùng với yếu tố thu nhập sẽ tác động đến hành vi gửi tiền của dân cư.

Lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư có được chủ yếu do việc tiết kiệm trong tiêu dùng của họ. Ở đâu mà người dân có thói quen tiết kiệm chi tiêu ở hiện tại để dành cho tương lai thì ở đó sẽ thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc huy động vốn và ngược lại. Thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng tới việc huy động vốn của ngân hàng thương mại. Nếu ở những vùng dân cư quen sử dụng tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ thì việc huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn. Cịn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do đó cơ hội huy động vốn của ngân hàng sẽ tăng lên.

Ngoài ra, việc huy động vốn của ngân hàng cịn chịu ảnh hưởng bởi thói quen thanh tốn của dân cư. Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch, thanh toán qua ngân hàng rất lớn. hầu hết người dân có thu nhập đều mở tài khoản để thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên, ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, người dân thường có thói quen thanh tốn, chi tiêu bằng tiền mặt, do vậy việc phát triển các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt gặp nhiều khó khăn, điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn từ dân cư của ngân hàng.

Việc phân tích tập quán dân cư giúp các nhà phân tích ngân hàng nắm bắt được tâm lý. Thói quen của người dân, từ đó phát huy được những thuận lợi và khắc phục những khó khăn trong huy động vốn.

1.2.3.3. Các nhân tố khác

a. Pháp luật, chính sách Nhà nước

Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn từ dân cư nói riêng chịu sự điều tiết chặt chẽ bởi các chính sách của Nhà nước, các quy định của pháp luật, chịu sự điều tiết và quản lý trực tiếp từ phía Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, những bộ luật tác động trực tiếp như: Luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng Nhà nước…, những bộ luật tác động gián tiếp như: luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngồi…, các chính sách tác động như: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư, chính sách tỷ giá, chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu…những chính sách này đều có tác động hai chiều tới q trình huy động vốn của ngân hàng thương mại. Hoặc là sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn hoặc sẽ gây ra những trở ngại cho hoạt động này…Hiện nay, NHNN quy định mức lãi suất cơ bản, lãi suất cơ bản có tính chất dự báo, định hướng cung cầu về vốn để cho các ngân hàng thương mại làm cơ sở để xác định các mức lãi suất của mình. NHNN sử dụng hợp lý các cơng cụ khác của chính sách tiền tệ như tỷ lệ DTBB, tỷ giá hối đoái… nhằm điều tiết lượng tiền cung ứng. Tất cả những điều đó tác động đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.

b.Mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội và sự phát triển của thị trường tài chính

 Mơi trường kinh tế: mơi trường kinh tế bao gồm rất nhiều yếu tố

ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư. Các yếu tố đó bao gồm: thu nhập bình qn đầu người, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp…

Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập và khả năng tích luỹ của dân cư tăng sẽ tạo thuận lợi cho việc thu hút tiền gửi dân cư của ngân hàng. Mặt khác tăng trưởng kinh tế cịn mở rộng mơi trường đầu tư cho ngân hàng, thu nhập của ngân hàng không ngừng tăng lên tạo tiền đề cho việc tăng vốn chủ sở hữu, từ đó mở rộng khả năng huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập bị giảm sút, thất nghiệp tăng cao, tích luỹ của dân cư thấp sẽ khó khăn cho việc thu hút tiền dân cư của ngân hàng.

Nếu như nền kinh tế bất ổn, giá cả và sức mua của tiền tệ biến động phức tạp, lạm phát cao thì người dân vì mục đích an tồn tài sản nên thường có xu hướng tích trữ vàng hoặc dưới các dạng tài sản khác, điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn dân cư của ngân hàng. Và ngược lại, khi kinh tế ổn định, giá trị đồng tiền ổn định thì người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng, làm cho nguồn vốn ngân hàng thương mại tăng lên.

 Về chính trị xã hội

Chính trị và kinh tế là hai phạm trù có sự tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào về chính trị cũng có thể tạo ra những tác động đến nền kinh tế. Vì vậy, tình hình chính trị xã hội bất ổn sẽ tạo ra tâm lý hoang mang trong dân cư, có thể họ sẽ khơng cảm thấy an tồn và tin tưởng khi gửi tiền vào ngân hàng, điều này làm hạn chế khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Môi trường xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn từ dân cư. Trình độ văn hố, hiểu biết xã hội ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhận thức của các đối tượng đã và đang tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

 Sự phát triển của thị trường tài chính

Thị trường tài chính phát triển ở một mức độ nhất định và ổn định thì người dân sẽ tin tưởng đầu tư vào các cơng cụ trên thị trường tiền tệ cũng như thị trường vốn. Do đó, sẽ tạo thuận lợi cho cơng tác huy động vốn của ngân

hàng. Tuy nhiên, ở giai đoạn phát triển “nóng” của thi trường chứng khốn như hiện nay, việc thu hút vốn dân cư của ngân hàng đang đứng trước áp lực cạnh tranh lớn. Vốn tiền mặt của người dân thay vì chảy vào các ngân hàng như trước đây nay lại đổ lên sàn giao dịch chứng khốn. Vì tuy mức dộ rủi ro lớn nhưng khả năng sinh lời của vốn khi đầu tư vào chứng khoán lại lớn hơn nhiều so vớigởi tiền vào ngân hàng. Như vậy, sự phát triển của thị trường tài chính cũng có tác động mạnh mẽ đến khả năng huy động vốn dân cư của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động huy động vốn từ dân cư tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam 37 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w