a. Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế tri thức. Tốc độ và trình độ đổi mới và ứng dụng tri thức quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục trong các nhà trường, đồng thời đòi hỏi giáo dục phải cung cấp được nguồn nhân lực có trình độ cao.
b. Tồn cầu hố và hội nhập quốc tế vừa là q trình hợp tác để phát triển
vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ quyền lợi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng trở nên quyết liệt, đòi
hỏi các nước phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động, đặt ra vị trí
mới của giáo dục. Các nước đều xem phát triển giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, dành cho giáo dục những đầu tư ưu tiên, đẩy mạnh cải cách giáo dục nhằm giành ưu thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Q trình tồn cầu hóa cũng chứa đựng nguy cơ chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển khi mà các nhân lực ưu tú có nhiều khả năng bị thu hút sang các nước giàu có. Giáo dục trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh
nhân văn hóa tiến trình tồn cầu hóa, biến tồn cầu hóa thành điều có ý nghĩa
đối với từng con người với tất cả các quốc gia. Giáo dục đóng vai trị quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Giáo dục suốt đời trở thành đòi hỏi và cam kết của mỗi quốc gia. Hệ thống giáo dục, chương trình và phương pháp giáo dục của các quốc gia tiếp tục được thay đổi nhằm xóa bỏ mọi ngăn cách trong các nhà trường, cung cấp các tri thức hiện đại, đáp ứng được yêu cầu mới phát sinh của nền kinh tế.
Thời đại cũng đang chứng kiến vị thế nổi bật của giáo dục đại học. Hầu hết các trường đại học trên thế giới đang tiến hành những cải cách toàn diện để trở thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, sản xuất, chuyển giao công nghệ và xuất khẩu tri thức.
c. Công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng trên quy mô rộng
lớn ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong giáo dục. Với việc kết
nối mạng, các công nghệ, tri thức không chỉ tồn tại ở các địa điểm xa xôi, cách trở và khó tiếp cận hoặc chỉ giới hạn với một số ít người. Giáo dục từ xa đã trở thành một thế mạnh của thời đại, tạo nên một nền giáo dục mở, phi khoảng cách, thích ứng với nhu cầu của từng người học. Đây là hình thức giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi và cho mọi người, trở thành giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về giáo dục. Sự phát triển của các phương tiện
truyền thông, mạng viễn thông, công nghệ tin học tạo thuận lợi cho giao lưu và
hội nhập văn hoá, nhưng cũng tạo điều kiện cho sự du nhập những giá trị xa lạ ở mỗi quốc gia. Đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, ngăn chặn những yếu tố ảnh hưởng đến an ninh của mỗi nước.