- Các quan niệm sai lầm về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
3.4.2. Nội dung nguyên lý giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Nguyên lý giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật Giáo dục Việt Nam 2005 như sau: “Hoạt động giáo dục
phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Nội dung nguyên lý giáo dục là một phức hợp những mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố học đi đôi với hành, giáo dục với lao động sản xuất, nhà trường với gia đình, xã hội. Những yếu tố đó bổ sung, hỗ trợ thành một chỉnh thể toàn vẹn tạo nên chất lượng đào tạo cho trường học.
Nguyên lý giáo dục được thể hiện qua 3 vê:
- Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn:
+ Ở trường học, người ta lĩnh hội hệ thống tri thức mà loài người đã đúc kết, tích lũy, trên cơ sở đó mà vận dụng vào thực tiễn, vào hành động cụ thể để cải tạo xã hội. Việc học của học sinh tất yếu phải đi đôi với thực hành ở trên lớp, trong cuộc sống mới đảm bảo được chất lượng nhận thức.
+ Học và hành nhằm mục đích xây dựng tồn diện nhân cách cho học sinh, phát triển tư duy lý luận và khả năng hoạt động thực tiễn. Ứng dụng tri thức vào thực tiễn để cải tạo thực tiễn, soi đường cho thực tiễn. Ngược lại thông qua hoạt động thực tiễn giúp cho tri thức lý luận được kiểm chứng, sâu sắc hơn.
+ Mục tiêu và nội dung giáo dục phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, không tác rời thực tiễn cuộc sống.
Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm về giáo dục của Unesco hiện nay: Giáo dục hướng đến 4 trụ cột: “ Học để biết, hiểu, làm việc và cùng chung sống”.
- Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất.
+ Các Mác cho rằng “ Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất là phương pháp duy nhất để đào tạo con người phát triển tồn diện” ( trích Nguyễn Như An – trang 108)
+ Mục đích của nội dung này là gắn lý thuyết với thực tiễn lao động sản xuất, phát triển tư duy kỹ thuật. Bồi dưỡng ý thức và thói quen lao động, kỹ năng lao động cần thiết. Phát triển hứng thú lao động sản xuất, xây dựng tình cảm lao động cho học sinh. Bên cạnh đó cịn phát triển hài hịa giữa lao động trí óc và lao động chân tay, phát triển nhịp nhàng tâm lý và thể chất cho học sinh.
+ Ở trong nhà trường hiện nay, việc tổ chức quá trình lao động theo định kỳ cho từng khối lớp ln được thực hiện đều đặn. Đây cũng chính là hoạt động nhằm thực hiện tinh thần của nội dung này.
- Giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và xã hội.
+ Trong mỗi mơi trường giáo dục đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Giáo dục phải thống nhất giữa mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục giữa ba môi trường này để giáo dục cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, thường xuyên và liên tục.
+ Cả ba môi trường phải bổ sung, hỗ trợ nhau để giáo dục học sinh. Nhà trường phải gắn liền với gia đình và xã hội mới phát triển được. Đây cũng là nội dung để thực hiện hai vế trên của nguyên lý giáo dục.
+ Sự thống nhất ba mơi trường này có ý nghĩa rất quan trong trong quá trình giáo dục như Bác Hồ đã chỉ rõ: Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn.