Tổ chức lao động

Một phần của tài liệu HT GIÁO dục học đại CƯƠNG (Trang 96 - 97)

- Hệ thống các nguyên tắc dạy học

1) Tổ chức lao động

Thông qua việc học tập và sinh hoạt trong nhà trường, học sinh đã làm quen và có các kĩ xảo trong loại hình lao động. Tuy nhiên, để có thể hình thành được nhân cách năng động, sáng tạo, thích ứng được mọi biến chuyển của thế giới đang diễn ra, học sinh cần được hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong loại hình lao động.

- Nhà trường cần cho học sinh thử thách qua các hoạt động lao động ( tùy theo địa phương, nhà trường, chuẩn bị cho học sinh về tâm lý, đạo đức, kỹ năng để tham gia vào mọi hoạt động lao động sáng tạo.

- Thông qua lao động hình thành cho học sinh thái độ đối với lao động đúng đắn: nhận thức vai trò của lao động, quý trọng người lao động, yêu quý sản phẩm lao động, coi trọng cả lao động chân tay và lao động trí óc, nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ đối với lao động.

- Qua lao động cần hình thành cho học sinh những kinh nghiệm riêng, niềm nin, thấy rõ được bằng trí tuệ và sức lực của chính mình, mỗi người sáng tạo nên sản phẩm, thỏa mãn được các yêu cầu của mình, thấy rõ được lợi ích cá nhân và xã hội, lao động chính là đạo đức, là điều kiện cho sự tồn tạo và phát triển của xã hội.

- Nhà trường cần tạo ra mơi trường thích hợp để học sinh tự lập, sáng tạo, tạo ra thói quen lao động hướng vào mục đích thực tế, hợp lý hóa các cơng việc của mình.

- Lao động là hoạt động hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách của người học, gắn hoạt động học sinh và nhà trường nói chung với đời sống xã hội.

- Ngồi ra cần phải hình thành thói quen lao động tự phục vụ cho học sinh. Đồng thời phải tổ chức học sinh lao động trong tập thể, cùng nhau hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển.

Một phần của tài liệu HT GIÁO dục học đại CƯƠNG (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)