Khái niệm về giáo dục:

Một phần của tài liệu HT GIÁO dục học đại CƯƠNG (Trang 52 - 55)

Như phần trên đã trình bày, khi bàn đến khái niệm giáo dục được hiểu theo hai nghĩa: giáo dục theo nghĩa rộng và giáo dục theo nghĩa hẹp.

Giáo dục theo nghĩa rộng là một q trình tồn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và kế hoạch, thơng qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội loài người.

Giáo dục theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi và thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực tư tưởng – chính trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mĩ, vệ sinh…

- Vai trị của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Trong xã hội xưa tới nay, khi bàn đến sự phát triển nhân cách giáo dục luôn được xem trọng:

“ Dưỡng tử bất giáo bất hư dưỡng trư” (đẻ con chẳng dạy chẳng răn, thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lịng) – Minh Tâm.

“ Khi măng khơng uốn thì tre trổ vồng” – Tục ngữ.

“ Dật cư nhi vô giáo tắc cận ư cầm thú” ( ăn no, mặc ấm, ở rỗi mà khơng có dạy dỗ, thì giống như động vật) – Mạnh tử.

Trong tất cả các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục đóng vai trị chủ đạo. Vai trị đó được thể hiện ở những điểm sau đây: + Giáo dục định hướng, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Điều này được thể hiện rõ nét ở mục tiêu các cấp học, bậc học hay ngành học. Ví dụ: mục tiêu đào tạo các sinh viên ngành sư phạm Hóa học là đào tạo ra các sinh viên này trở thành giáo viên giảng dạy mơn hóa hóa học. Cịn mục tiêu đào tạo sinh viên ngành Việt Nam học lại đào tạo các sinh viên này trở thành các giảng viên giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học, hướng dẫn viên du lịch, làm việc ở các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, tổ chức chính phủ và phi chính phủ….. Chính từ mục tiêu đó chúng ta xác định các nội dung, phương pháp, phương tiện, cách thức…để giáo dục, đào tạo họ để họ đáp ứng được yêu cầu theo mục tiêu đề ra. Kết thúc khóa học nhân cách( phẩm chất và năng lực) của sinh viên hai chuyên ngành này sẽ khác nhau. Chính giáo dục đã vạch ra chiều hướng và tổ chức, dẫn dắt thực hiện quá trình đào tạo để đào tạo mơ hình nhân cách theo từng chuyên ngành cần đào tạo. + Giáo dục có khả năng mang lại những tiến bộ mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền và mơi trường khơng thể có được. Chẳng hạn như khi một đứa trẻ sinh ra, khơng có những khuyết tật ở cơ thể thì vài năm sau đứa trẻ có thể đi được, có thể nói được. Tuy nhiên, nếu đứa trẻ không được học tập ( giáo dục) thì khơng thể đọc sách, khơng thể viết chữ và khơng thể hình thành được các kỹ năng nghề nghiệp nhất định nào trong xã hội.

+ Giáo dục có thể khắc phục được hậu quả do bẩm sinh – di truyền để lại, có thể bù đắp những thiếu hụt bệnh tật gây ra. Rất nhiều trường hợp trẻ em vì một lý do nào đó khơng may bị khuyết tật như mù, câm, điếc…tuy nhiên qua những tác động đặc biệt thì họ có thể phát triển những hoạt động như người bình thường. Ví dụ: nhiều học sinh bị mù bẩm sinh, nhưng dưới sự chỉ dạy tận tình của giáo viên, học sinh đó có thể đánh máy chữ, đánh đàn, viết chữ… như những người bình thường. Nếu như khơng có tác động từ giáo dục thì những khả năng đó ở các em khiếm thị sẽ khó phát triển bình thường.

+ Giáo dục có thể phục hồi những nhân cách đã được hình thành nhưng lệch lạc, sai lầm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn, tại các trường giáo dưỡng ở Việt Nam, giáo dục đang thực hiện chức năng uốn nắn, giáo dục lại

những học sinh đã vi phạm pháp luật, nhân cách phát triển lệch lạc…để giúp các em có nhân cách theo chiều hướng mong muốn của xã hội, hòa nhập vào cuộc sống xã hội tốt hơn.

+ Thông qua giáo dục để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Qua quá trình dạy học và giáo dục, chúng ta phát hiện ra những học sinh có những tư chất tốt về một số lĩnh vực để có chương trình đào tạo, bồi dưỡng các học sinh này.

+ Ngồi ra, giáo dục khơng chỉ thích ứng mà con đi trước và thúc đẩy hiện thực phát triển. Giáo dục xác định mơ hình nhân cách của con người trong tương lai để đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

+ Thực tiễn giáo dục cũng đã chứng minh sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục.

Khi bàn về vai trò của giáo dục Hồ chủ tịch cũng đã chỉ rõ trong bài thơ “ Nữa đêm” – trích “ Nhật ký trong tù”:

“ Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên ”

- Điều kiện để giáo dục đóng vai trị chủ đạo đối với sự hình thành và

phát triển nhân cách.

Giáo dục chỉ có thể đóng vai trị chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cần có các điều kiện sau đây:

+ Con người sinh ra phải có tố chất tốt, khơng có các dị tật liên quan đến hoạt động của não, thần kinh, cũng như có cấu trúc sinh học của con người bình thường.

+ Giáo dục phải có mối quan hệ chặt chẽ với q trình tự giáo dục của cá nhân. Giáo dục không thể tác động một chiều đến cá nhân mà đòi hỏi cá nhân ấy phải tích cực, độc lập sáng tạo để lĩnh hội những tác động đó, có như vậy giáo dục mới có tác dụng.

+ Giáo dục phải thống nhất với những tác động tích cực từ mơi trường sống của cá nhân. Nếu hai tác động này mâu thuẩn với nhau sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của cá nhân đó.

Một phần của tài liệu HT GIÁO dục học đại CƯƠNG (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)