Sự phát triển nhân cách

Một phần của tài liệu HT GIÁO dục học đại CƯƠNG (Trang 48 - 49)

3. Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục

2.1.2. Sự phát triển nhân cách

Qua phần khái niệm về nhân cách chúng ta đều biết được nhân cách là tồn thể những thuộc tính riêng biệt mà một cá thể có được trong hệ thống các quan hệ xã hội, trên cơ sở hoạt động và giao lưu. Như vậy, một đứa trẻ khi mới sinh ra thì nhân cách chưa được biểu hiện, qua quá trình hoạt động và giao lưu như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí…dần dần nhân cách được hình thành và phát triển. Khái niệm sự phát triển nhân cách trên phương diện Giáo dục học

được hiểu bao gồm các mặt phát triển về thể chất, về tâm lý và về xã hội của cá

nhân( HTN – DVHOAT).

Cụ thể: sự phát triển nhân cách thể hiện thông qua các mặt sau:

+ Sự phát triển về mặt thể chất: đó là sự tăng lên về chiều cao, cân nặng, sức mạnh của cơ bắp, sự linh hoạt các giác quan, sự phối hợp các cơ quan vận động của cơ thể….

+ Sự phát triển về mặt tâm lý: biểu hiện ở những biến đổi trong quá trình nhận thức, xác cảm, tình cảm, ý chí, các thuộc tính tâm lý…của nhân cách.

+ Sự phát triển về mặt xã hội: biểu hiện ở việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động xã hội, cống hiến cho xã hội, biểu hiện những biến đổi trong cư xử với những người xung quanh….

Như vây, sự phát triển nhân cách không chỉ là sự phát triển về lượng mà quan trọng hơn là sự phát triển về chất. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố: bẩm sinh – di truyền, môi trường, giáo dục và tự giáo dục. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố này đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Một phần của tài liệu HT GIÁO dục học đại CƯƠNG (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)