Hình thức lên lớp ( lớp – bà i)

Một phần của tài liệu HT GIÁO dục học đại CƯƠNG (Trang 90 - 92)

- Hệ thống các nguyên tắc dạy học

1) Hình thức lên lớp ( lớp – bà i)

- Khái niệm: là hình thức dạy học mà với hình thức đó trong suốt thời gian học tập được quy định một cách chính xác và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như phát triển năng lực nhận thức và giáo dục tại lớp.

+Lớp học có thành phần khơng đổi trong mỗi giai đoạn Dấu hiệu + GIÁO VIÊN chỉ đạo hoạt động nhận thức cả lớp và đặc

điểm

từng HọC SINH

+ Học sinh nắm tài liệu một cách trực tiếp tại lớp.

Còn những dấu hiệu khác như dạng tổ chức, phương pháp, phương tiện, địa điểm, thời gian không phải là đặc trưng riêng biệt của hình thức lớp bài. - Các loại bài học:

+ Bài lĩnh hội tri thức mới

+ Bài hình thành kỹ năng, kỹ xảo.

+ Bài khái quát hóa và hệ thống hóa tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. + Bài kiểm tra và đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

+ Bài hỗn hợp.

- Việc chuẩn bị lên lớp.

+ Chuẩn bị dài hạn: trên cơ sở nắm được các yếu tố của quá trình dạy học cụ thể: mục tiêu, yêu cầu, nội dung, học sinh, phương tiện dạy học… giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho năm học.

+ Chuẩn bị cho từng tiết cụ thể:

• Biết vị trí của bài trong tồn bộ nội dung dạy học, biết mối quan hệ của bài với bài trước và sau.

• Xác định mục tiêu (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) cần cung cấp cho học sinh.

• Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức.. phù hợp với mục tiêu đề ra.

• Suy nghĩ và dự kiến trước những tình huống có thể xảy ra để dự kiến phương án giải quyết.

- Lên lớp và sau khi lên lớp

+ Lên lớp: đây là hình thức phối hợp hoạt động giữa giáo viên và học sinh nhằm thực hiện hoạt động dạy học, đây là khâu khó khăn, phức tạp, quyết định đến chất lượng QTDH. Vì vậy cần chú ý:

• Vào bài sinh động, tạo tình huống có vấn đề, lý thú hấp dẫn để thu hút sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học.

• Huy động tư duy đào sâu suy nghĩ của học sinh toàn lớp giải quyết nhiệm vụ học tập, chú ý cá thể hóa việc học của học sinh.

• Đảm bảo kế hoạch như dự kiến, giáo viên ln thể hiện vai trị chủ đạo nhằm phát huy tối đa vai trị chủ động của học sinh.

• Duy trì bầu khơng khí làm việc tích cực, có hiệu quả trong suốt quá trình dạy học, thực hiện tốt nội quy giờ học.

• Bao quát lớp, nhạy cảm, linh hoạt, kịp thời giải quyết các tình huống sư phạm xảy ra.

• Chú ý bố trí thời gian hợp lý, nhất là chú trọng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cần hình thành ở học sinh.

• Tư thế, tác phong chuẩn mực, thái độ nghiêm túc, thân mật, dân chủ, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ phù hợp.

• Kết thúc giờ học đúng giờ trong bầu khơng khí phấn khởi, tin tưởng, mãn nguyện.

+ Sau khi lên lớp giáo viên cần:

• Phân tích kết quả của q trình dạy học tìm ra ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân chính.

• Mức độ tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… như thế nào?

• Việc sử dụng thời gian, ngơn ngữ, tác phong sư phạm thế nào.

Ö Người giáo viên ghi lại nhũng thành công, thất bại và hướng khắc phục ở phía dưới bài dạy để lần sau dạy lại được tốt hơn.

- Tổ chức thực hiện bài học ở trên lớp ( bài lĩnh hội tri thức mới) theo các khâu sau:

+ Tổ chức lớp

+ Tích cực hóa những kinh nghiệm cảm tính, những tri thức đã có để làm chỗ dựa cho việc nắm tri thức mới

+ Thông báo đề bài, mục tiêu, nhiệm vụ của bài học. + Học sinh tri giác tài liệu học tập

+ Học sinh tích cực tư duy đào sâu suy nghĩ để lĩnh hội tri thức mới. + Khái quát hóa, hệ thống hóa sơ bộ tri thức

+ Tổng kết tiết học.

+ Ra bài về nhà và hướng dẫn tự học.

Một phần của tài liệu HT GIÁO dục học đại CƯƠNG (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)