Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tài trợ rủi ro là:
Tăng cường các quỹ dự phòng rủi ro: Hiện nay, công ty mới chỉ xây dựng quỹ dự
phòng giảm giá hàng tồn kho chứ chưa xây dựng được quỹ dự phịng tài chính khác như về tài sản, về con người. GLISTEN cần xây dựng thêm các quỹ dự phòng về tài sản, con người cũng như tăng tỷ lệ trích lập quỹ dự phịng giảm giá hàng tồn kho từ 1% lên 3% để có nguồn tài chính cần thiết mỗi khi có rủi ro xảy ra.
Tăng cường các điều kiện hợp đồng để tránh các rủi ro do vi phạm hợp đồng: Do điều kiện
thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng thép trong quá trình bảo quản và vận chuyển, các sản phẩm của công ty rất dễ bị quy kết chất lượng không đúng như quy định của hợp đồng, có thể bị trả lại hoặc phải giảm giá hàng bán để có thể bán được lơ hàng đó đi, trong q trình đàm phán với các đối tác nên có thêm các điều kiện về chất lượng sản phẩm như phần trăm số lượng sản phẩm không đạt chất lượng cho phép, miễn truy cứu trách nhiệm đối với các trường hợp hàng khơng đúng kỹ thuật do điều kiện khí hậu hoặc trong q trình vận chuyển bị chậm, gián đoạn, hư hỏng do thời tiết,... để giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra.
Cơng ty kêu gọi góp vốn và gia tăng nguồn vốn của công ty: Vốn là yếu tố đầu tiên
nhằm giảm thiểu các loại rủi ro khách, có vốn để đầu tư trang máy móc thiết bị, có vốn để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh về giá và chính sách thanh tốn sau bán... Cơng ty nên tập trung kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư.
3.3.2. Một số kiến nghị
Trong q trình thực hiện những hoạt động nhằm hồn thiện công tác rủi ro, sẽ không thể tránh khỏi những hoạt động chưa hiệu quả. Tất cả các hoạt động này đều tốn rất nhiều chi phí, vì vậy, cần đánh giá chi phí của việc “thực hiện những việc sai”. Điều này vô cùng quan trọng, đặc biệt liên quan đến các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thế giới nói chung và Châu Á nói riêng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ từ mọi góc nhìn, có thể nói các quốc gia ở khu vực Đơng Nam Á đã đang dần dần đi lên hòa nhập vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Việt Nam là một trong các quốc gia đó đã dần dần thốt ra khỏi một quốc gia nghèo nàng, lạc hậu và kém phát triển như trước kia và trở thành một quốc gia có nền kinh tế đang phát triền với nhiều tiềm năng và lợi thế. Chứng minh cho tiềm năng và lợi thế này là: sự đầu tư hợp tác ngày càng nhiều của các cơng ty tập đồn lớn trong khu vực và thế giới, khi mà Việt Nam trở thành thành viên của hiệp hội kinh tế thế giới WTO thì vấn đề này càng trở nên mạnh mẽ hơn, khiến cho Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có tiềm năng trong mắt những nhà đầu tư nước ngồi.Có thể nói, thị trường nội địa ở Việt Nam đang rất là sơi động giữa các doanh nghiệp trong và ngồi nước, các tập đoàn, cơng ty nước ngồi họ đầu tư chi phí rất mạnh mẽ cho hoạt động chiêu thị quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình đến với khách hàng tiềm năng ở Việt Nam, chính vì vậy đã gây ra một sức ép to lớn đối với các doanh nghiệp nội địa. Cho nên, các doanh nghiệp nội địa ở Việt Nam cần phải có những chiến lượt và xử lí rủi ro của cơng ty. Chính vì vậy nên em lựa chọn phần tích rủi ro Cơng ty TNHH thiết bị gốm sứ GLISTEN Việt Nam là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các trang thiết bị cho nhà máy gạch tại Việt Nam. Việc phát triển của công ty phụ thuộc lớn vào sự phát triển của các đối tác. Vì vậy, để có thể phát triển một cách ổn định và cạnh tranh được với các đối thủ, công ty cần phải có những bước đi vững chắc, tính tốn đến các rủi ro một cách chính xác nhất để có thể giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuống mức thấp nhất và đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. Hiện nay, với công tác quản trị rủi ro, GLISTEN mới chỉ bước đầu nhận dạng rủi ro cịn các cơng tác đo lường, phân tích, kiểm sốt và tài trợ rủi ro thì chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Do vậy, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra đúng kế hoạch, đúng yêu cầu và có thể đạt được lợi nhuận cao nhất thì việc hồn thiện công tác quản trị rủi ro là rất quan trọng đối với công ty.
1. Các tài liệu, báo cáo kinh doanh của Công ty TNHH thiết bị gốm sứ GLISTEN Việt Nam 2. Đoàn Thị hồng Vân và các tác giả (2013) – sách “ Quản trị rủi ro và khủng hoảng – NXB
Lao động và xã hội”
3. Nguyễn Quang Thu (2008) – cuốn “ Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp - NXB Thông kê
4. Hoàng Thị Dung, (2018), “Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH Công
nghệ Gloveland Vina”, Đại học Thương Mại.
5. Lê Hải Linh, (2020), “Một số vấn đề về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp” được đăng tại Tạp chí Cơng thương.
6. Nguyễn Thành Luân, (2017), “Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh
của Công ty Cổ phần dược phẩm Đông Âu”, Đại học Kinh tế.
CÂU HỎI PHỎNG VẤN:
Câu 1: Xin anh cho biết những rủi ro mà công ty đã gặp phải trong giai đoạn hoạt động từ 2018-2020?
Câu 2: Anh có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về sự tăng, giảm của các rủi ro này qua các năm?
Câu 3: Theo anh, hoạt động quản trị rủi ro của công ty chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?
Câu 4: Anh có thể cho biết, với mỗi mức độ ảnh hưởng của các rủi ro thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm giải quyết, khắc phục?
Câu 5: Anh có thể chia sẻ thêm những thành công và hạn chế của công ty trong việc tổ chức thực hiện công tác quản trị rủi ro giai đoạn từ 2018-2020?
Câu 6: Anh có thể chia sẻ thêm về phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới được không?
Câu 7: Ban lãnh đạo công ty đã đề ra những phương hướng, chiến lược cụ thể nào nhằm hoàn thiện cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro?