Hợp đồng bảo hiểm

Một phần của tài liệu Khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại BIC thái nguyên luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 26 - 28)

4. Nội dung khái quát của luận văn:

1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

1.2.3 Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

19

Trước khi kí kết hợp đồng, chủ xe phải kê khai đầy đủ, trung thực vào giấy yêu cầu bảo hiểm. Đây là căn cứ để kí kết hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm được cấu thành từ nhiều bộ phận, tùy thuộc vào từng nghiệp vụ, các tài liệu của hợp đồng bảo hiểm bao gồm nhiều loại như:

• Giấy yêu cầu bảo hiểm

• Quy tắc bảo hiểm vật chất xe cơ giới

• Đơn bảo hiểm

• Điều kiện bảo hiểm, điều khoản bổ sung

• Phụ lục hợp đồng

• Giấy chứng nhận bảo hiểm

Trên thực tế HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới chính là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Thông thường trong giấy chứng nhận bảo hiểm vật chất xe của hầu hết các cơng ty bảo hiểm khơng chỉ có phần dành riêng cho bảo hiểm vật chất xe mà cịn có phần bảo hiểm tai nạn đối với người ngồi trên xe, BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 vì khi đã có nhu cầu mua bảo hiểm vật chất xe thì các chủ xe thường muốn mua kết hợp cả 3 loại hình trên.

Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới gồm bốn phần chính:

- Đặc điểm của xe bao gồm các thông tin: tên chủ xe, địa chỉ, điện thoại liên hệ, biển số xe, số máy, số khung, nhãn hiệu, năm, nơi sản xuất, trọng tải xe, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng xe.

- Các loại hình bảo hiểm gồm: Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới, điều khoản bổ sung.

- Thời hạn bảo hiểm.

- Tổng phí bảo hiểm thanh toán

Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

20

(điều 15– Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm) thì trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:

❖ HĐBH đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm. ❖ HĐBH đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo

hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua nợ phí bảo hiểm.

❖ Có bằng chứng về việc HĐBH đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.

Trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng phí bảo hiểm theo định kì mà khơng thơng báo với cơng ty bảo hiểm, thỏa thuận lại ấn định lại hợp đồng đóng phí thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên chấm dứt hiệu lực cho đến khi chủ xe tiếp tục đóng phí bảo hiểm.

Khi chủ xe u cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn, thì phải thông báo cho cơ quan bảo hiểm trước 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Nếu hợp đồng được hai bên thỏa thuận chấm dứt thì cơng ty bảo hiểm hồn lại cho chủ xe 80% phí bảo hiểm của thời gian cịn lại vói điều kiện trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nếu trong thời gian bảo hiểm công ty bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn thì công ty bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe bằng văn bản trước 15 ngày và hồn lại phí bảo hiểm cho chủ xe tương ứngvới thời gian còn lại của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại BIC thái nguyên luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)