Giám định tổn thất và bồi thường bảo hiểm

Một phần của tài liệu Khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại BIC thái nguyên luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 28 - 31)

4. Nội dung khái quát của luận văn:

1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới

1.2.4 Giám định tổn thất và bồi thường bảo hiểm

* Giám định tổn thất

Giám định tổn thất phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ . Trình tự của các bước cơng việc được tiến hành như sau :

Bước 1 : Tiếp nhận, xử lý thông tin về vụ tai nạn.

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe hoặc đại diện cho chủ xe cần thông báo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm hoặc đơn vị đại diện của công

21

ty bảo hiểm ở nơi gần nhất về tình hình tai nạn, đồng thời chủ xe, lái xe phải thực hiện các biện pháp để hạn chế thiệt hại có thể gia tăng. Sau khi nhận được thông báo tai nạn của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cử cán bộ đại diện của mình xuống hiện trường, phối hợp với chủ xe để giải quyết hậu quả của vụ tai nạn.

Bước 2: Giám định tổn thất.

Giám định tổn thất là quá trình giám định những thiệt hại trong vụ tai nạn. Việc giám định này chia làm 2 giai đoạn đó là giám định sơ bộ tổn thất ban đầu và giám định chi tiết.

Việc giám định chi tiết thiệt hại của xe sẽ được công ty bảo hiểm và chủ xe thực hiện trước khi tiến hành sửa chữa xe. Sau khi đã xác định được một cách chi tiết về những thiệt hại xảy ra, hai bên sẽ xây dựng phương án sửa chữa, xác định rõ từng bộ phận cần phải thay thế hoặc sửa chữa tuỳ theo mức độ hư hỏng và khả năng phục hồi của từng bộ phận hư hỏng đó. Doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe sẽ thống nhất lựa chọn nơi sửa chữa với chi phí hợp lý và đảm bảo chất lượng.

Trong quá trình giám định , nhất thiết phải có mặt của cả đại diện doanh nghiệp bảo hiểm và người được bảo hiểm. Nhân viên giám định bảo hiểm phải chụp ảnh hiện trường nơi xảy ra tai nạn, đồng thời phối hợp với cơng an để thu thập tư liệu, sau đó lập biên bản giám định.

Quy trình giám định như vậy là để cho công việc giám định đạt được mục đích cơ bản đó là kết luận chính xác về ngun nhân xảy ra tai nạn, mức độ thiệt hại làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm.

* Bồi thường bảo hiểm

Trước khi bồi thường cho chủ xe, doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành thực hiện các bước công việc sau đây:

22

Bước 1: Kiểm tra bộ hồ sơ khiếu nại bồi thường.

Trước khi bồi thường cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại bồi thường.

Bước 2: Xác định cơ sở để tính tốn thiệt hại.

Việc bồi thường thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm được dựa theo các cơ sở sau đây:

- Căn cứ vào thiệt hại thực tế và chi phí sửa chữa hợp lý mà hai bên đã thoả thuận trong khi thực hiện phương án giám định chi tiết để thống nhất các điều kiện sửa chữa cho chiếc xe bị tai nạn.

- Căn cứ vào các khoản chi phí khác được chấp nhận bồi thường như chi phí đề phịng hạn chế tổn thất, chi phí cẩu, kéo xe từ nơi bị tai nạn tới nơi sửa chữa.

- Căn cứ vào cách thức tham gia bảo hiểm của chủ xe (tham gia bảo hiểm toàn bộ, tham gia bảo hiểm bộ phận hay tham gia bảo hiểm dưới giá trị và xem xét chủ xe có tham gia thêm các điều khoản bảo hiểm mở rộng hay không?)

- Căn cứ vào các khoản đòi bồi thường từ người thứ ba gây nên tai nạn.

Bước 3: Trình tự và cách tính tốn bồi thường.

Quá trình này được thực hiện theo các bước công việc sau đây:

Một là: Xác định giá trị thiệt hại thực tế thuộc trách nhiệm hợp đồng bảo

hiểm.

Hai là: Tính tốn số tiền bồi thường.

Trong trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm (gọi là bảo hiểm dưới giá trị), khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm sẽ bồi thường dựa trên tỷ lệ giữa STBH và GTBH:

23

Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế x Số tiền bảo hiểm Giá trị bảo hiểm

Tuy nhiên, nếu chủ xe tham gia bảo hiểm cho một số tổng thành cần lưu ý số tiền bồi thường khơng hồn tồn tính theo cơng thức trên, mà được tính dựa trên tổn thất của tổng thành đó.

Trường hợp số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm (gọi là bảo hiểm ngang giá trị), số tiền bồi thường là giá trị tổn thất thực tế.

Trường hợp số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm (gọi là bảo hiểm trên giá trị) và nếu chủ xe mua theo điều kiện thay thế mới thì:

+ Số tiền bồi thường bằng giá trị xe tham gia BH nếu xe bị tổn thất toàn bộ. + Số tiền bồi thường bằng giá trị thiệt hại thực tế nếu là tổn thất bộ phận.

Trong trường hợp tổn thất toàn bộ, số tiền bồi thường được tính phải trừ đi khấu hao cho đến thời điểm xảy ra tai nạn làm tròn theo tháng. Nếu xe bị thiệt hại nặng, tỷ lệ thiệt hại lớn hơn một mức nhất định nào đó (thường quy định 80% trở lên) được coi là tổn thất tồn bộ ước tính. Giá trị tận thu hay giá trị còn lại của đối tượng bảo hiểm này (xác xe) sẽ thuộc về công ty bảo hiểm; trường hợp cơng ty bảo hiểm khơng nhận thì chủ xe chịu trách nhiệm với phần đó.

Một phần của tài liệu Khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại BIC thái nguyên luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)