Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thủy tinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy tinh san miguel yamamura hải phòng luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 39 - 43)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thủy tinh

thủy tinh San Miguel Yamamura Hải Phòng

2.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Ngành sản xuất các sản phẩm bằng thủy tinh tại Việt Nam đang ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp tham gia vào ngành này ngày càng tăng, làm cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Tại Việt Nam, mỗi vùng miền đều có một doanh nghiệp sản xuất thủy tinh đƣợc coi là đối thủ cạnh tranh với công ty TNHH thủy tinh San Miguel Hải Phịng: Cơng ty thủy tinh TVP, Công ty thủy tinh OI-BJC, Cơng ty thủy tinh Vicosimex. Trong đó cơng ty thủy tinh OI-BJC đƣợc coi là công ty hiện đang chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Đặc điểm của các cơng ty này là đều có những lợi thế cạnh tranh lớn về năng lực sản xuất, nguyên vật liệu, tiềm lực tài chính,..

Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc, việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế tồn cầu cịn mang lại những khó khăn, thách thức đến hoạt động kinh doanh của công ty. Khi những cơng ty nƣớc ngồi gia nhập vào thị trƣờng Việt Nam sẽ khiến sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điểm mạnh của các cơng ty nƣớc ngồi là họ có những lợi thế sẵn có về thƣơng hiệu, uy tín trên thị trƣờng quốc tế, năng lực chuyên môn, chất lƣợng nguồn nhân lực tốt. Với những ƣu thế này, họ có thể từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng Việt Nam.

So với các đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh của công ty TNHH thủy tinh San Miguel là một công ty liên doanh giữa Tổng công ty CP Bia - Rƣợu-

Nƣớc giải khát Hà Nội (HABECO) và San Miguel Yamamura Glass tại Philippines. Với những ƣu thế sẵn có về thƣơng hiệu, uy tín trên thị trƣờng quốc tế, tiềm lực tài chính, sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

2.2.2 Khách hàng

Đối tƣợng khách hàng chính của doanh nghiệp là các cơng ty sản xuất

bia, nƣớc giải khát. Dân số Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầu về sử dụng các sản phẩm bia và nƣớc giải khát cũng ngày một tăng lên. Đặc biệt hơn, Việt Nam là quốc gia có vị trí nằm gần xích đạo,có nền nhiệt cao cũng là một nguyên do khiến nhu cầu nƣớc giải khát ngày càng tăng cao.

Tại thời điểm mùa hè còn chƣa đến cao điểm nhƣng trên kệ hàng của các siêu thị, đại lý, cửa hàng tạp hóa đã dành diện tích lớn cho sản phẩm nƣớc giải khát với nhiều mặt hàng đa dạng nhƣ: bia, nƣớc ngọt, nƣớc tăng lực, trà giải nhiệt… thu hút rất nhiều khách hàng ở nhiều độ tuổi khác nhau.. Thời tiết nắng nóng, thị trƣờng đồ uống giải khát sắp vào cao điểm. Sức mua của mặt hàng này có xu hƣớng tăng mạnh.

Ngồi ra, Việt Nam đƣợc biết đến là quốc gia có lƣợng tiêu thụ bia, rƣợu lớn. Theo báo cáo của WHO, Trong một báo cáo công bố năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá mức tiêu thụ rƣợu bia của ngƣời Việt ở bậc cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ƣớc tính, trung bình mỗi ngƣời Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn ngƣời Trung Quốc và gấp 4 lần ngƣời Singapore. Đây cũng là lí do vì sao Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều những doanh nghiệp kinh doanh nƣớc giải khát thâm nhập vào thị trƣờng.

Hơn nữa, vấn đề bảo vệ môi trƣờng đang là một trong những vấn đề nóng, đang đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm, ngƣời tiêu dùng cũng đang có xu

hƣớng sử dụng các sản phẩm bằng thủy tinh nhiều hơn. Vì vậy, một vài doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nƣớc đóng chai cũng đang chuyển dần từ chai nhựa sang chai thủy tinh để phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Đối với các sản phẩm có cồn nhƣ bia, rƣợu, việc sử dụng các sản phẩm đƣợc bảo quản trong chai thủy tinh thay vì bằng lon sẽ giúp giữ chất lƣợng sản phẩm tốt hơn, giá thành rẻ hơn.

2.2.3 Nhà cung ứng

Nguồn nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp là đá vôi, soda, silicat,.. là những sản phẩm mà doanh nghiệp không thể tự sản xuất đƣợc nên phải mua từ bên ngoài và chịu ảnh hƣởng lớn về tiến độ cung cấp, chất lƣợng sản phẩm, điều kiện thanh toán với bên bán hàng. Ngoài ra với những nguyên vật liệu đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài sẽ gây ra ảnh hƣởng lớn đến tiến độ sản xuất, đặc biệt là trong tình trạng Covid-19 đang bùng phát tại các nƣớc.

2.2.4 Yếu tố kinh tế

Năm 2020 đƣợc xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới đƣợc dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trƣởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hƣởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trƣởng với tốc độ tăng GDP ƣớc tính đạt 2,91%.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thƣơng mại Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn. Trong nƣớc, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của ngƣời dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế –

xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng trƣởng. Mặc dù tăng trƣởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhƣng trƣớc những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành cơng của nƣớc ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nƣớc cao nhất thế giới. Cùng với Trung Quốc và Mi-an-ma, Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trƣởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nƣớc ta đạt hơn 343 tỷ USD, vƣợt Singapore và Malaysia ,đƣa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia; Thái Lan và Philippines).

Bên cạnh kết quả tăng trƣởng đạt đƣợc trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nƣớc ta. Dịch Covid-19 tuy đƣợc khống chế ở Việt Nam nhƣng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lƣu chuyển thƣơng mại, hàng không, du lịch, lao động và việc làm bị đình trệ, gián đoạn.

Khi tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao sẽ khiến cho thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, từ đó kéo theo cầu hàng hóa tăng, sức mua tăng, dẫn đến nguồn cung cũng sẽ tăng theo để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Đối với doanh nghiệp, cầu hàng hóa tăng cũng bao gồm các mặt hàng bia rƣợu, nƣớc giải khát, từ đó cũng làm tăng các đơn hàng chai lọ thủy tinh của doanh nghiệp.

2.2.5 Yếu tố cơng nghệ - kĩ thuật

Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định đến tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Hiện trạng công nghệ của ngành và lĩnh vực sản xuất, năng lực thích ứng và khả năng đổi mới cơng nghệ trong các doanh nghiệp có thể đƣợc kiểm định bằng khả năng,

mức độ tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nƣớc trên thị trƣờng trong và ngồi nƣớc. Vì vậy, nó liên quan đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Đổi mới công nghệ sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) thì cơng nghệ đƣợc xem là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Đổi mới công nghệ sẽ tạo ra những sản phẩm tiên tiến hơn, chất lƣợng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, chi phí sản xuất giảm, hạ đƣợc giá thành sản phẩm, ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trách nhiệm hữu hạn thủy tinh san miguel yamamura hải phòng luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)