NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần Kim khí TP. Hồ Chí Minh (Trang 75)

Qua q trình thực hiện đề tài khóa luận tại Cơng ty CP Kim Khí thành phố Hồ Chí Minh, nhờ sự giúp đỡ của các cơ, các chị phịng kế tốn, em có nhiều cơ hội để tiếp

xúc với thực tế, đây là nền tảng để em tự tin hơn, có cái nhìn rõ nét hơn về mơi trường doanh nghiệp, em xin có một mốt ý kiến nhận xét và kiến nghị như sau:

4.1. NHẬN XÉT

4.1.1. Nhận xét chung về kế tốn lưu chuyển hàng hóa tại Cơng ty

Q trình mua và bán hàng của công được thực hiện bài bản, đầy đủ các thủ tục để

đảm bảo theo dõi chính xác số lượng và giá trị của hàng hóa nhập xuất. Các thủ tục và

cách thức sử dụng chứng từ luôn đầy đủ thơng tin và đảm bảo chính xác về mặt số

liệu. Hệ thống chứng từ mà Công ty áp dụng phù hợp với yêu cầu và đúng mẫu biểu

Nhà nước quy định, trình tự luân chuyển chứng từ ngắn gọn, đơn giản, thuận tiện cho

việc quản lý chứng từ nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu của các quy định và chế độ kế tốn hiện hành.

Cơng ty sử dụng hệ thống tài khoản phù hợp theo quy định của Bộ tài chính và bổ sung thêm hệ thống tài khoản cấp ba, cấp bốn, cấp năm và cấp sáu phù hợp với thực tế Công ty để theo dõi chi tiết các tài khoản.

Phương pháp tính giá ở Công ty rất linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hàng hóa đa

dạng, có thể theo dõi biến động giá cả hàng hóa theo phương pháp thực tế đích danh. Cơng ty ln hạch tốn chi phí bán hàng thơng qua tài khoản 1562, điều này giúp phân biệt được đâu là giá mua thực tế và đâu là chi phí mua hàng phát sinh.

Về ngoại tệ, công ty áp dụng phương pháp tỷ giá thực tế để hạch toán ngoại tệ, không đánh giá chênh lệch tỷ giá trong mỗi giao dịch phát sinh mà chênh lệch sẽ được

xử lý một lần vào cuối tháng đối với những tài khoản có gốc ngoại tệ.

Cơng ty đã sử dụng hình thức cơng tác kế tốn trên máy tính, phù hợp với nhu cầu quản lý hàng hóa, dễ theo dõi lưu chuyển hàng hóa, nhất là đối với một doanh nghiệp

thương mại với số lượng lớn nhà cung cấp và khách hàng. Việc sử dụng phần mềm kế

toán chun dụng cịn góp phần cung cấp thơng tin được kịp thời, chính xác, đồng thời tạo ra mối liên kết giữa các phòng ban, tăng cường kiểm tra, giám sát lẫn nhau.

Cơng việc kế tốn được phân công rõ ràng cho mỗi nhân viên, điều này nhằm

nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân nhưng cũng cần sự phối hợp giữa các nhân viên. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, hợp lý và khoa học.

Tồn bộ cơng việc kế toán được tập trung tại phịng kế tốn, từ công tác xử lý

Công ty tổ chức lưu trữ chứng từ rất tốt. Mọi sổ sách, chứng từ được lưu trữ theo trình tự thời gian, theo từng phần hành kế toán tạo điều kiện cho việc tra cứu tài liệu, chứng từ một cách dễ dàng.

4.1.2. Nhận xét về kế toán mua hàng

Về cơ bản thì kế tốn mua hàng đều đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn kế toán số 02 về hàng tồn kho. Chẳng hạn như:

- Hàng tồn kho (hàng hóa được Cơng ty mua về để bán) được tính theo giá gốc. Giá gốc bao gồm chi phí mua và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến q trình mua

hàng để có được hàng tồn kho ở Công ty.

- Kế tốn khơng mở sổ chi tiết cho từng loại hàng hóa, từng kho hàng hóa mà chỉ

đối chiếu số liệu trên sổ sách với số liệu nhập – xuất – tồn hàng hóa của Cơng ty, và đối chiếu với thẻ kho của thủ kho.

- Phương pháp tính giá hàng tồn kho được áp dụng theo một trong bốn cách được quy định trong chuẩn mực kế toán là phương pháp thực tế đích danh.

- Cơng ty không sử dụng tài khoản 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” vì Công ty chỉ nhập hàng về kho theo các hợp đồng, phần khác đa phần Cơng ty tạm nhập tái xuất hàng hóa, tức là nhập hàng về mục đích bán ngay cho người mua.

Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm mà công ty thực hiện chưa rõ ràng và thuyết

phục:

- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc bao gồm giá mua và chi phí mua hàng liên

quan, nhưng việc xác định giá gốc rất khó và gần như khơng chính xác vì các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng (phí vận chuyển, bốc dỡ hàng và phí ngân hàng…) khơng được hạch tốn chi tiết từng nghiệp vụ, cũng khơng được phân bổ chi

tiết mà được đưa thẳng vào giá vốn hàng bán cuối kỳ.

- Phương pháp tính giá hàng tồn kho thực tế đích danh thường được áp dụng đối

với các doanh nghiệp có ít mặt hàng và các mặt hàng thường ổn định, dễ nhận diện.

Mặc dù Cơng ty có số lượng hàng hóa rất lớn và đa dạng về chủng loại, nhưng với sự hỗ trợ của phần mềm kế tốn thì việc theo dõi theo phương pháp thực tế đích danh trên bảng cân đối nhập, xuất, tồn có thể được đảm bảo. Tuy vậy, vấn đề chưa rõ ràng ở đây là việc xác định giá gốc chưa thuyết phục như đã đề cập ở trên, giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh chỉ có giá mua hàng hóa mà khơng hề bao gồm chi phí

mua hàng thực tế phát sinh. Lúc này, chi phí mua hàng liên quan chỉ giống như một khoản chi phí được hạch tốn vào giá vốn hàng bán cuối kỳ kế toán, như vậy kế toán

mua hàng chưa đáp ứng được về các định giá gốc và phương pháp tính giá theo chuẩn

- Việc cơng ty khơng sử dụng tài khoản 159 “dự phịng giảm giá hàng tồn kho” dù phù hợp với đặc thù kinh doanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì số lượng hàng nhập kho rất lớn, trường hợp hàng tồn kho bị hư hỏng, lỗi thời, giá bán bị giảm cũng có thể xảy ra làm cho Cơng ty có thể chịu lỗ, đặc biệt là trong tình hình ki

- nh tế khó khăn hiện nay, nhất là đối với ngành xây dựng và bất động sản và giá cả thị trường luôn đầy biến động.

4.1.3. Nhận xét về kế toán doanh thu, giá vốn hàng bán

Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng tại Công ty luôn tuân thủ năm điều kiện được quy định trong chuẩn mực kế toán số 14 về doanh thu, thu nhập khác.

Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Khi phát sinh một nghiệp vụ bán hàng, kế toán hạch toán

doanh thu, đồng thời cũng ghi nhận giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán chưa được đánh giá đúng tương ứng với giá trị hàng hóa xuất bán. Lý do tương tự như trường hợp tính giá gốc hàng hóa, lúc này, giá vốn hàng bán là giá thực tế đích danh

hàng nhập kho, mà giá trị này chỉ có giá trị hàng mua trên hóa đơn mà khơng bao gồm chi phí mua hàng thực tế.

Do ln áp dụng chính sách giá cả cạnh tranh, công ty không sử dụng các chính sách khuyến mãi, chiết khấu dẫn đến khơng sử dụng tài khoản chiết khấu thương mại. Trong kỳ cũng không phát sinh giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

4.1.4. Nhận xét về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Kế tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đáp ứng đúng nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ, tức là các chi phí thực tế

phát sinh đều được hạch toán tương ứng với khoản doanh thu được tạo ra trong kỳ.

Các chứng từ chi phí phát sinh thực tế được đảm bảo về tính pháp lý, được kiểm

tra đối chiếu và lưu trữ cẩn thận và dễ tìm kiếm, ví dụ như hóa đơn GTGT, hóa đơn

cung cấp dịch vụ, bảng lương, bảng trích khấu hao.

Phần lớn các chi phí phát sinh trong kỳ đều được hạch tốn hết vào chi phí hoạt động trong kỳ, đây là phần chi phí tương ứng để có được tổng doanh thu trong kỳ.

Cuối mỗi tháng kế tốn khơng tiến hành phân bổ chi phí hoạt động cho từng mặt hàng tiêu thụ mặc dù phương pháp xuất kho là thực tế đích danh từng loại hàng hóa vì vậy không thấy được hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng cụ thể.

4.2. KIẾN NGHỊ

4.2.1. Về kế tốn mua hàng

Hóa đơn GTGT đầu vào là một trong những chứng từ rất quan trọng đối với các cơng ty, vì đây là một cơ sở để ghi nhận giá trị hàng hóa nhập kho. Tuy nhiên, thực tế ở công ty, chứng từ này thường được gửi đến rất chậm sau khi công ty nhận được

hàng. Công ty nên xem xét liên hệ với nhà cung cấp để đảm bảo hóa đơn về kịp thời để hạch tốn nghiệp vụ mua hàng đúng với thực tế phát sinh.

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc bao gồm giá mua và chi phí mua hàng liên quan, việc xác định giá gốc cần bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng (phí vận chuyển, bốc dỡ hàng và phí ngân hàng…) theo chi tiết từng nghiệp vụ, từng loại hàng hóa. Ví dụ:

 Thay vì ký hợp đồng dịch vụ vận chuyển với công ty TNHH dịch vụ thương

mại Tứ Hỷ thanh toán dựa trên tổng kg hàng hóa vận chuyển trong cả tháng ( chẳng hạn hóa đơn số 1120 của công ty Tứ Hỷ gửi cho Công ty vào ngày 9/8/2014 thể hiện tổng thành tiền mà Cơng ty phải thanh tốn cho dịch vụ vận chuyển từ công ty thép Phú Mỹ về Công ty là 137.115.000đ trên 609.400 kg hàng hóa trong tháng 6 và tháng 7 năm 2014; số tiền trên hóa đơn này được đưa

thẳng vào tài khoản giá vốn hàng bán 63290 mà không hề phân bổ cho từng nghiệp vụ vận chuyển để có cơ sở tính giá gốc cho từng lơ hàng nhập kho.

 Công ty nên ký hợp đồng dịch vụ dựa trên tổng số chi phí phát sinh cho một lần giao dịch. Chẳng hạn đối với nghiệp vụ 1 (phụ lục 1)

Ngày 05/08/2014, phòng kinh doanh cử nhân viên giao nhận trực tiếp đến nhà máy của nhà cung cấp hàng là Công ty thép Miền Nam, tại khu công nghiệp Phú Mỹ, Vũng Tàu để mua hàng theo đơn đặt hàng số 01/5-8 bao gồm thép

cuộn D6 và thép cuộn D8. Sau khi ký vào biên bản giao nhận hàng và nhận hóa

đơn GTGT do Công ty thép Miền Nam xuất, Công ty phải chịu trách nhiệm về

lơ hàng của mình và kế tốn hàng hóa phải theo dõi lơ hàng này.

Ngày 11/08/2014, khi hàng về đến kho của Công ty, thủ kho xuất phiếu nhập

hàng số 05/08CNMT, kế toán ghi nhận giá mua theo hóa đơn GTGT số

0003553 do Công ty thép Miền Nam phát hành là 407.988.050đ (giá chưa thuế GTGT).

Ngày 13/08/2014, Công ty tiến hành chuyển khoản 4.400.000đ (thuế GTGT 10%) cho Công ty TNHH DV TM Tứ Hỷ sẽ gửi hóa đơn dịch vụ vận chuyển lơ hàng từ Vũng Tàu về TP.HCM cho Công ty, giả sử thành tiền là 4.400.000đ (thuế GTGT được khấu trừ 10%)

Giá gốc của lô hàng được ghi nhận bao gồm cả giá mua và chi phí mua hàng là

411.988.050đ

Việc thay đổi phương pháp ghi nhận chi phí mua hàng như trên (ghi nhận chi phí vận chuyển từng nghiệp vụ) sẽ giúp giải quyết vấn đề chưa rõ ràng trong phương pháp xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh, giá xuất kho lúc này bao gồm cả giá

mua hàng hóa và chi phí mua hàng thực tế phát sinh.

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong đó ngành kinh tế tác động mạnh đến ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty là ngành bất động sản cũng biến động theo chiều hướng không tốt, do vậy để tránh tình trạng biến động lớn về giá cả, Cơng ty nên xem xét sử dụng tài khoản 159 “dự phịng giảm giá

tồn kho”. Bút tốn định khoản cụ thể là : Nợ TK 63290

Có TK 15990

4.2.2. Về kế tốn doanh thu, giá vốn hàng bán

Phần lớn khách hàng của Công ty là doanh nghiệp nhà nước, các Công ty trong cùng tổng Công ty và các khách hàng truyền thống vì vậy Cơng ty cần quan tâm hơn

đến chính sách bán hàng để tạo điều kiện thuận lợi thu hút nhiều khách hàng mới

chẳng hạn như các biện pháp sau:

 Tăng cường giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại cho khách hàng.

 Chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán tiền hàng sớm hơn so với thời hạn ghi trên hợp đồng.

 Đối với những khách hàng có khả năng thanh tốn thấp và có thể dẫn đến tình

trạng khó địi thì Cơng ty nên cử một địa diện trong ban lãnh đạo thương thuyết với

khách hàng chứ không nên chỉ trông chờ vào khả năng địi nợ của phịng kế tốn.

Các bút toán định khoản cụ thể trường hợp giảm giá hàng bán (TK 532), chiết

khấu thương mại (TK 521): Nợ TK 53290, 52190

Có TK 11190, 13190 Nợ TK 51190

Có TK 53290, 52190

Về ngun tắc, cơng ty tiến hành tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích

danh. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn giá gốc hàng hóa nhập kho làm cơ sở để

tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh, cơng ty cần chi tiết hơn chi phí mua hàng thực tế ứng với từng đơn hàng cụ thể. Ví dụ, tất cả các giao dịch mua hàng của công ty với công ty thép tấm lá Phú Mỹ không hề ghi nhận chi phí bán hàng riêng

biệt mà chỉ hoạt tốn tổng hợp nhiều nghiệp vụ khi có hóa đơn vận chuyển từ công ty dịch vụ vận chuyển Tứ Hỷ gửi đến. Như vậy, giá trị thực tế nhập kho chỉ là giá mua

hàng trên hóa đơn nhà cung cấp mà chưa bao gồm chi phí mua hàng phát sinh, nhưng

giá trị này lại được dùng để tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh. Dẫn

đến phương pháp thực tế đích chưa thực sự đúng với bán chất được nêu ra ở chuẩn

mực kế toán Việt Nam.

4.2.3. Về chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Công ty cần thỏa thuận lại với các nhà cung cấp và các công ty dịch vụ mua ngồi, nhằm đảm bảo hóa đơn GTGT thực tế phát sinh trong kỳ kế toán nào được gửi đến

trong kỳ kế tốn, để kế tốn có cơ sở ghi nhận chi phí tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp. Ví dụ, ngày 20/08/2014, kế tốn lập phiếu chi số 054/08 chi tiền thuê kho ở quận Thủ Đức cho ông Nguyễn Hồng Thái từ tháng 1 đến tháng 5 số tiền 36.897.500đ. Căn cứ vào chứng từ phát sinh, khoản tiền này được ghi nhận vào chi phí bán hàng 64190,

điều này làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận từ hoạt động bán hàng.

Công ty cần quan tâm hơn trong việc phê duyệt các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp để tránh các chi phí khơng cần thiết phát sinh, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của cơng ty.

KẾT LUẬN

Nhìn chung qua q trình hoạt động kinh doanh của Cơng ty và nhất là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, Công ty vẫn luôn giữ vững vị thế của mình và vận dụng tốt tiềm năng nội lực để mang lại lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh.

Sau thời gian làm đề tài khóa luận tại Cơng ty CP Kim Khí TP. HCM, qua quá trình áp dụng thực tế, thu thập số liệu và hồn thành khóa luận của mình, quá trình tìm hiểu tổ chức hoạt động kinh doanh, bộ máy kế tốn của Cơng ty, em tin rằng Công ty là một doanh nghiệp cổ phần với các ưu thế sẵn có đã từng bước khẳng định và ngày

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần Kim khí TP. Hồ Chí Minh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)