Tái cấu trúc tài chính:

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 50 - 55)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG TMCP TIÊN

3.2.2. Tái cấu trúc tài chính:

 Xử lý nợ xấu:

Nguyên nhân khách quan:

Ra đời vào khoảng giữa năm 2008, chịu sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, mơi trƣờng kinh doanh trong nƣớc bất lợi đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động kinh doanh của NH, đặc biệt là chất lƣợng tín dụng giảm sút, nợ xấu có chiều hƣớng gia tăng qua các năm. Theo quy định của chuẩn mực quốc tế, tỷ lệ nợ xấu chấp nhận đƣợc là ở mức 5%, nếu mức nợ xấu vƣợt quá mức độ cho phép này sẽ có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng đến NH. Tại thời điểm đó, mức tiêu thụ hàng hóa giảm mạnh, hoạt động mua bán gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng bất động sản đóng băng, hoạt động của hầu hết các NH trì trệ, năng lực tài chính giảm sút,… đã làm cho tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng chậm lại đáng kể, và tốc độ nợ xấu tăng.

Thêm vào đó, cơng tác kiểm tra, giám sát của NHNN chƣa đƣợc đẩy mạnh, chƣa xử lý triệt để những vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các TCTD, đặc biệt là những vi phạm về an tồn vốn tối thiểu, trích lập dự phòng hay những vi phạm về quy định cấp tín dụng,…

Nguyên nhân chủ quan:

Thành lập trong thời kỳ khủng hoảng, và còn non trẻ trong công tác quản trị, điều hành tín dụng nên TPBank gặp phải những khó khăn bƣớc đầu. Cơng tác phân tích, đánh giá và phân loại KH chƣa phù hợp. Công tác thẩm định, quyết định cho vay và kiểm tra chất lƣợng tài sản đảm bảo, tình hình sản xuất kinh doanh của KH chƣa tuân thủ đúng theo quy định của NHNN. Một số CBNV kinh doanh đánh giá quá cao TSĐB, không đúng theo thực tế, TSĐB thiếu giấy tờ pháp lý, nên có một số trƣờng hợp dẫn đến tranh chấp,…

42

Bảng 3.4. Tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn Quý III/2011 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Quý III/2011 2012 2013

Nợ xấu 278 285 225

Dƣ nợ 4.340 6.628 11.938

Tỷ lệ nợ xấu (%) 6,4 4,3 1,8

Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank các năm 2011, 2012, 2013

Cũng nhƣ những NH khác trong thời kỳ này, thời kỳ khủng hoảng ngành tài chính NH 2011 – 2012, TPBank lâm vào tình trạng nợ xấu kéo dài, và có xu hƣớng gia tăng qua các năm. Bảng 3.4 cho thấy nợ xấu của NH đạt 278 tỷ đồng vào quý III/2011 và tăng lên 285 tỷ đồng vào năm 2012 tƣơng đƣơng 77%. Đến năm 2013, sau quá trình tái cấu trúc tỷ lệ nợ xấu chƣa đƣợc xử lý hoàn toàn nhƣng chỉ còn 225 tỷ đồng. Sau nhiều nỗ lực trong công tác xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể từ 6,4% (2011) xuống còn 1,8% (2013).

Để làm tốt công tác tái cấu trúc tài chính, TPBank đã chủ động tăng cƣờng trích lập dự phịng, dùng nguồn dự phịng đƣợc trích lập sẵn để xử lý nợ xấu trong thời gian qua theo quy định của pháp luật. NH cũng chủ động liên hệ và trao đổi với KH về việc kéo dãn thời gian trả nợ và cân nhắc điều chỉnh mức lãi suất một cách hợp lý, giúp cho KH đảm bảo hoàn tất đƣợc khoản vay theo quy định của NH. Bên cạnh đó, vào năm 2011 Cơng ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản Tiên Phong (AMC) ra đời, đã góp phần vào công tác xử lý nợ xấu của NH, thu hồi triệt để những khoản nợ còn tồn đọng, hạn chế tối đa những tổn thất về tài sản cũng nhƣ “làm sạch” tình hình tài chính cho NH. Cơng ty AMC cịn giúp NH đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các TSĐB nhƣ nhà xƣởng, máy móc thiết bị, xe ơ tơ,… Cơng tác xử lý nợ xấu còn đƣợc chỉ đạo ráo riết thực hiện bằng các biện pháp bán nợ cho VAMC, hơn 30 khoản nợ xấu trị giá 135,8 tỷ đồng đã đƣợc xử lý, giúp tỷ lệ nợ xấu năm 2013 chỉ cịn 1,8%.

Cơng tác xử lý nợ xấu còn đƣợc Ban HĐQT ráo riết triển khai và thực hiện bằng các biện pháp thu hồi nợ trên thị trƣờng liên NH, với số dƣ nợ lên đến 1.000 tỷ đồng. Sau công cuộc tái cấu trúc, TPBank đã thu hồi đƣợc các khoản nợ của Ngân hàng Đại Tín (Trustbank), các danh mục ủy thác từ Công ty quản lý quỹ FPT, nợ từ

43 Công ty Đức Khải, NHTMCP Sài Gòn (SCB), và số nợ gốc 119 tỷ đồng của NHTMCP Phƣơng Tây (nay là PVcomBank).

Ngoài những cố gắng, nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng CBNV của tồn NH, cơng tác tái cấu trúc tài chính của TPBank cịn nhận đƣợc sự hỗ trợ từ phía NHNN. NHNN đã chỉ đạo và hỗ trợ TPBank trong việc thực hiện đúng quy định của pháp luật trong cho vay, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và giới hạn cấp tín dụng. NHNN cũng đã nhắc nhở NH trong việc phối hợp với KH để đánh giá đúng thực lực, khả năng tài chính của KH, tính pháp lý của các TSĐB và khả năng thu hồi nợ, để từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp. NHNN cũng đã ban hành Quyết định 780/QĐ- NHNN vào ngày 23/04/2012 về việc phân loại nợ đối với những khoản nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, u cầu trích lập dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định. Thêm vào đó, NHNN cũng chỉ đạo NH trong việc cắt giảm chi phí, chia sẻ khó khăn cùng DN bằng cách cắt giảm lãi suất tiền vay đối với những lĩnh vực mà NH ƣu tiên. Ngoài ra, NHNN cũng đã kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan để thực hiện những giải pháp hỗ trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, tạo điều kiện cho NHTM trong công tác thu hồi và xử lý nợ xấu.

 Tăng vốn tự có:

Một trong những yếu kém của hệ thống NHTM tại Việt Nam là việc tồn tại nhiều NHTM với quy mơ vốn tự có nhỏ, hoạt động yếu kém. Với tỷ lệ vốn tự có thấp hơn so với tổng tài sản nhƣ vậy, sẽ khiến các NHTM rủi ro trong cơng tác tín dụng, gây ra những hạn chế trong cơng tác xử lý nợ, những diễn biến xấu, phức tạp trên thị trƣờng, khiến hoạt động của các NH rủi ro cao. Theo Nghị định số 141 ngày 22/11/2006 của Chính phủ về việc đảm bảo số vốn điều lệ thực góp là 1.000 tỷ đồng (trong đó chiếm 50% là vốn đến từ cổ đơng sáng lập) và đến cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Chính vì thế, các NHTMVN không ngừng tiến hành các biện pháp nhằm tăng vốn điều lệ. Khơng nằm ngồi danh sách đó, số vốn điều lệ thực góp của TPBank vào năm 2008 chỉ 1.000 tỷ đồng, số vốn quá khiêm tốn so với các NH trong cùng ngành. Chính vì lẽ đó, năm 2009, Ban Hội đồng quản trị NH đã quyết định tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Và đến năm 2011, khi quá trình tái cấu trúc NHTM diễn ra trên diện rộng và theo phƣơng án đã đƣợc đại hội đồng cổ đông thông qua và Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc chấp thuận, TPBank đã quyết định tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.550 tỷ đồng. Trƣớc đó ngày 17/12/2012, NHNN đã ban hành văn bản số

44 8331/NHNN-TTGSNN về việc chấp nhận cho TPBank tăng vốn điều lệ theo phƣơng án đã đệ trình.

Bảng 3.5. Cổ đông sáng lập ban đầu NHTMCP Tiên Phong Tên cổ đông Số lƣợng cổ phần % sở hữu Tên cổ đông Số lƣợng cổ phần % sở hữu

Công ty Cổ phần FPT 150.000.000 15%

Công ty Thông tin di động

VMS (MobiFone) 125.000.000 12,5%

Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare)

125.000.000 12,5%

Ông Phan Thành Diện 49.000.000 4,9%

Tập đồn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd (Singapore)

30.000.000 3,0%

Ơng Trƣơng Gia Bình (Thành viên HĐQT NHTMCP Tiên Phong, Chủ tịch FPT)

11.000.000 1,1%

Ông Lê Quang Tiến (Chủ tịch HĐQT NHTMCP Tiên Phong, Phó Chủ tịch FPT)

10.000.000 1,0%

Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank

Với những cổ đông ban đầu là FPT, Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone), và Tập đồn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd (Singapore) đã thông qua quyết định tái cấu trúc trong phiên họp Đại hội đồng cổ đông, và cho phép Cổ đông mới - Tập đoàn DOJI tham gia vào hoạt động này. Cụ thể Tập đồn DOJI sở hữu 20% cổ phần TPBank. Vì vốn sở hữu chỉ còn 1.620 tỷ đồng (do bị ảnh hƣởng bởi các khoản lỗ và trích lập dự phòng), dƣới mức tối thiểu là 3.000 tỷ đồng theo quy định của NHNN nên TPBank quyết định tăng vốn điều lệ lên 5.550 tỷ đồng thông qua việc phát hành 225 triệu cổ phần với giá cổ phần phát hành là 6.000 đồng/CP. Vốn chủ sỡ hữu sau khi tăng vốn điều lệ là 3.150 tỷ đồng.

45

Bảng 3.6. Cổ đông hiện hành của NHTMCP Tiên Phong Tên cổ đông % sở hữu Tên cổ đông % sở hữu

Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI 20%

Công ty Cổ phần FPT 16,9%

Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare)

10%

Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone)

4,76%

Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd (Singapore)

4,9%

Nguồn: Báo cáo thường niên TPBank

Việc tăng vốn điều lệ trong thời gian này là vô cùng cấp thiết trong giai đoạn cổ phần hóa các NHTMNN, sự phát triển mạnh mẽ của các NHTMCP, ngân hàng 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, sẽ giúp TPBank phát triển kinh doanh và nâng cao vị thế của NH, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các tổ chức tín dụng khác, đồng thời cho phép NH có đủ nguồn vốn để trang bị đầu tƣ hệ thống công nghệ, phát triển các sản phẩm tín dụng có giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ, đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng mạng lƣới hoạt động của NH. Việc tăng VCSH đã tạo cơ hội cho TPBank củng cố hoạt động, đồng thời tập trung tái cấu trúc bộ máy tổ chức hiện đại và cạnh tranh hơn, tăng cƣờng tín dụng, mở rộng mạng lƣới hoạt động, đầu tƣ cơ sở vật chất và công nghệ, mở rộng hoạt động đầu tƣ góp vốn. Bằng kinh nghiệm thực tế, HĐQT tin tƣởng TPBank sẽ thực hiện thành cơng và đảm bảo lợi ích của các cổ đơng và gia tăng uy tín, vị thế, khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của NH.

46

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)