THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 30 - 36)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG

HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM:

2.3.1. Lý do thúc đẩy Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng thƣơng

mại Việt Nam:

Đề án 254 của Thủ tướng Chính phủ “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn

2011 – 2015”

25 hình thành và phát triển, hệ thống NHTMVN đóng vai trị trung gian cho các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng. Chức năng trung gian đó đã giúp đẩy nhanh tiến trình đổi mới và phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Là một trong những ngành tiên phong trong công cuộc hội nhập quốc tế, hệ thống NHTMVN đã và đang từng bƣớc hoàn thiện mình về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ, quy mơ tài chính,…Tự tái cơ cấu, sáp nhập hay hợp nhất NH đƣợc đánh giá là một việc quan trọng trong công tác quản trị của các NHTM tại Việt Nam hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng uy tín đối với KH và các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Hoạt động tái cấu trúc đƣợc NHNN đặc biệt chú ý quan tâm, vào ngày 18/10/2011, NHNN đã thông báo đến các NHTM về định hƣớng triển khai những quan điểm của TW Đảng đề ra. Quan điểm phát triển, tƣ tƣởng chỉ đạo của Đảng về đổi mới hệ thống NH trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015: “Cơ cấu lại thị trƣờng tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính,… từng bƣớc giảm tỷ lệ cung cấp vốn cho đầu tƣ phát triển từ hệ thống ngân hàng thƣơng mại; nâng cao chất lƣợng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức kinh tế tài chính theo hƣớng sáp nhập, hợp nhất các NHTM, các tổ chức tài chính nhỏ để có số lƣợng phù hợp với các NHTM và tổ chức tài chính có quy mơ và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Trong 5 năm tới, củng cố, chấn chỉnh và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là nhiệm vụ cấp bách của ngành Ngân hàng, để cùng với tái cấu trúc

22 đầu tƣ với trọng tâm là đầu tƣ công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nƣớc, mà trọng tâm là các tập đồn kinh tế và tổng cơng ty nhà nƣớc nhằm thực hiện thành công chủ trƣơng tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trƣởng” (Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI). Trong đó Văn kiện nhấn mạnh quan điểm thứ tƣ, tái cơ cấu ngân hàng nên đƣợc triển khai dƣới nhiều hình thức, nhiều biện pháp ứng với từng lộ trình thích hợp. Cần phải dựa trên đặc điểm hoạt động của từng NH để từ đó đƣa ra những biện pháp tái cơ cấu hợp lý.

Bƣớc tiến đầu tiên trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM đã đƣợc NHNN xác định và đẩy mạnh triển khai, dựa trên đề án đƣợc ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ. Đề án 254 đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và mục tiêu chung của hệ thống NHTMVN đến năm 2020, nhấn mạnh những khuynh hƣớng cụ thể cần thực hiện đến năm 2015 và xác định rõ các quan điểm, chủ trƣơng của Thủ tƣớng Chính phủ, các giải pháp, lộ trình thực hiện tái cấu trúc các TCTD tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó, giai đoạn 2011 – 2015, hoạt động tái cấu trúc tập trung nguồn lực để xử lý những NH yếu kém, hoạt động kém chất lƣợng và tính thanh khoản thấp. “Nửa đầu năm 2015 đƣợc xác định là thời gian cao điểm và các NH lớn phải vào cuộc – xem nhƣ nhiệm vụ phải làm” (Thống đốc NHNN, Nguyễn Văn Bình).

Xác định tái cơ cấu hệ thống TCTD theo từng giai đoạn là bƣớc tiến mới, bƣớc đi đúng cho các NHTMVN. Với sự hỗ kiên quyết thực hiện từ phía NHNN, hoạt động tái cấu trúc đƣợc tiến hành triệt để và toàn diện trên toàn hệ thống, vấn đề xử lý các ngân hàng yếu kém đƣợc xử lý quyết liệt theo nguyên tắc thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc. Hƣớng các TCTD đặc biệt là hệ thống NHTM hoạt động theo hƣớng hiện đại hóa, đa chức năng, an toàn, hiệu quả với cấu trúc về quy mơ, tài chính,… và có khả năng cạnh tranh lành mạnh.

Năng lực tài chính của các NH trong nước là chưa đồng đều

Hệ thống NHTMVN từ khi thành lập cho đến nay không ngừng đẩy mạnh về quy mơ, đa dạng hóa các chức năng, loại hình sở hữu. Hiện nay, hệ thống NHTMVN đƣợc phân chia thành 2 nhóm chính dựa vào loại hình sở hữu: nhóm các NHTMCP, nhóm các NHTMNN do Nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn. Những cố gắng, nỗ lực trong việc mở rộng về quy mô, hoạt động, hình thức sở hữu của hệ thống NHVN đã góp phần không nhỏ trong công cuộc đổi mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy

23 nhiên, sự có mặt của hơn 100 NHTM với quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thanh khoản thấp đã tạo nên vấn đề về nguồn lực, cũng nhƣ quản lý rủi ro.

Bảng 2.1. Số lƣợng Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014 Loại hình Năm Loại hình Năm 2010 2011 2012 2013 2014 NHTM Nhà nƣớc 5 5 5 5 5 NHTMCP 37 35 34 33 33 Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 48 50 49 53 47 Ngân hàng liên doanh 5 4 4 4 4

Ngân hàng 100% vốn nƣớc

ngoài 5 5 5 5 5

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014

Sự tăng trƣởng của hệ thống NHTM Việt Nam chỉ dừng lại ở mức tăng trƣởng về mặt số lƣợng, chất lƣợng NH vẫn chƣa đƣợc đẩy mạnh. Hệ thống NHTM vẫn còn tồn tại những NH có quy mơ nhỏ, hoạt động cầm chừng hay là “sân chơi” của những tập đoàn lớn. Việc ồ ạt thành lập những NH có quy mơ nhỏ, hoạt động kém hiệu quả nhƣ vậy sẽ khiến hệ thống gia tăng rủi ro, một số NH dẫn đến phá sản và có thể kéo theo rủi ro tồn hệ thống, ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng kinh tế. Chính vì lẽ đó, các NH với quy mơ nhỏ, cần tiến hành hoạt động tái cấu trúc bằng các biện pháp nhƣ tự tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập,… nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động. Đề án 254 của Thủ trƣớng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn này, nhƣ lời nhắc nhở, cảnh tỉnh đến các NH yếu kém, là hệ thống pháp lý giúp cho các NH bắt tay vào công cuộc tái cấu trúc một cách dễ dàng. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, yêu cầu mức vốn tối thiểu của các NHTM phải đạt 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010, tuy nhiên thời điểm đó vẫn cịn 9 NHTM chƣa thể đáp ứng đƣợc yêu cầu, buộc NHNN phải kéo dài thêm thời hạn quy định nhằm ngăn chặn không cho các NH này thực hiện những hành động tiêu cực, ảnh hƣởng đến sự bất ổn của thị trƣờng tài chính. Đến nay, những quy định về vốn điều lệ đã đƣợc các NHTM thực hiện đồng đều.

24

Hình 2.2. Quy mơ Vốn điều lệ Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam tháng 7/2014

Nguồn: cafef.vn

2.3.2. Thống kê các hoạt động Tái cấu trúc Ngân hàng thƣơng mại

tại Việt Nam:

Sau Đề án 254 của Thủ tƣớng Chính phủ, các NHTMVN tiến hành hoạt động tái cấu trúc một cách đồng đều. Với sự tham gia góp vốn của các NH nƣớc ngồi, các quỹ đầu tƣ trong nƣớc, một số NHTMVN đã thực hiện thành công việc mua bán cổ phần, nhằm huy động tối đa nguồn vốn từ các nguồn lực bên ngoài, cải thiện quy mơ

25 tài chính, chất lƣợng hoạt động, quản trị, nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng KHCN trong hoạt động của NH. Những thƣơng vụ tái cấu trúc điển hình tại các NHTMCP, có sự góp vốn của các tập đồn tài chính, NH nƣớc ngồi:

- Năm 2011, NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) đã tiến hành bán 15% cổ phần cho tập đồn tài chính Mizuho. Khoản đầu tƣ này tƣơng đƣơng 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng, đƣợc đánh giá là thƣơng vụ mua bán – sáp nhập lớn nhất từ trƣớc tới nay tại Việt Nam. Qua thƣơng vụ bán vốn cho Mizuho, Vietcombank đã bƣớc đầu hồn thành cơ bản chiến lƣợc của mình đặt ra. Những bƣớc đi tiếp theo mà thị trƣờng chờ đợi ở NH này sẽ là tiến hành niêm yết cổ phiếu của mình ở thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣ thế nào.

- Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã chính thức trở thành cổ đơng chiến lƣợc của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) từ đầu tháng 9/2010 với tỷ lệ sở hữu 15% tƣơng đƣơng 60 triệu cổ phiếu, góp phần đƣa vốn điều lệ VIB lên 4.000 tỷ đồng trong đợt tăng vốn lần 2 năm 2010 của VIB. Với sự tham gia của CBA trong vai trị là cổ đơng chiến lƣợc, sẽ giúp VIB có cơ hội tiếp cận công nghệ NH tiên tiến, tăng cƣờng năng lực quản trị rủi ro, quản trị nguồn nhân lực, tài chính và nguồn vốn, để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhằm hƣớng đến mục tiêu trở thành top 3 NHTMCP đứng đầu Việt Nam.

Sau 3 năm tiến hành tái cơ cấu hệ thống các TCTD (giai đoạn 2011 – 2015), và đề án xử lý nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam, đến nay, hoạt động tái cơ cấu đƣợc các NH triển khai thực hiện theo đúng lộ trình và quy định đã đề ra, và có đƣợc những kết quả khả quan. Có thể kể đến những thƣơng vụ tái cấu trúc nhƣ:

- Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank) đã hợp nhất và kết quả hoạt động của năm 2015 vừa qua là khá khả quan.

- Ngân hàng Nam Việt (NaviBank) sau khi tự tái cơ cấu đã đổi tên thành Ngân hàng Quốc dân (NCB).

- Cũng giống nhƣ NCB, NH Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) cũng tự tái cơ cấu với sự tham gia của các cổ đơng bên ngồi. - Thƣơng vụ hợp nhất tự nguyện giữa Ngân hàng Đại Á (DaiABank) và Ngân

hàng Phát triển TP. HCM (HDBank) thành một thƣơng hiệu duy nhất là HDBank với mục đích nâng cao chất lƣợng hoạt động.

26 - Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam (VnPost) góp vốn vào NHTMCP Liên Việt (LienVietBank) bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện (VPSC) và bằng tiền. Sau thƣơng vụ sáp nhập giữa LienVietBank và VPSC, NH này đã đƣợc đổi tên thành NH Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank).

- Tập đoàn DOJI nắm giữ 20% cổ phần của NH Tiên Phong (TPBank), giúp NH này tăng vốn điều lệ lên 5.500 tỷ đồng.

Hàng loạt những hoạt động tái cấu trúc đƣợc diễn ra trong thời gian qua và theo đánh giá của một số chuyên gia trong lĩnh vực NH, hoạt động tái cấu trúc đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan bƣớc đầu theo đúng nhƣ lộ trình đề ra. An tồn hệ thống đã đƣợc cải thiện tích cực, khả năng thanh khoản đƣợc nâng cao, chất lƣợng dịch vụ ngày càng đa dạng và tốt hơn, cải thiện lòng tin của ngƣời dân, đảm bảo an toàn cho tiền gửi của các nhân và các tổ chức kinh tế, đẩy lùi tình trạng phá sản của một số NH yếu kém,…NHNN cố gắng phát huy vai trị của mình trong việc chỉ đạo kịp thời, hỗ trợ các NH yếu kém trong việc xử lý nguy cơ phá sản, nhờ đó thị trƣờng NH nói chung, và thị trƣờng tài chính nói chung trong thời gian qua đã có bƣớc cải thiện rõ rệt, góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chƣơng 2 của khóa luận làm rõ những lý thuyết cơ bản của khái niệm Tái cấu trúc, làm cơ sở lý luận cho việc ứng dụng vào thực tiễn ở những phần nghiên cứu tiếp theo. Đặc biệt là những khái niệm liên quan đến tái cấu trúc đƣợc quy định bởi NHNN đối với các TCTD. Đồng thời nêu bật lên những nội dung cơ bản của hoạt động tái cấu trúc và vai trò của NHNN trong việc điều hành quá trình tái cấu trúc của hệ thống NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chƣơng 2 cũng đã trình bày phƣơng pháp phân tích định lƣợng để đánh giá hoạt động của NH, trong đó, đặc biệt chú trọng đến phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu DEA để xác định hiệu quả sản xuất và hiệu quả lợi nhuận của NH trƣớc và sau khi tiến hành tái cấu trúc sẽ đƣợc sử dụng trong chƣơng 3.

Trong chƣơng 2 cũng phân tích thực trạng hoạt động tái cấu trúc trong lĩnh vực NH những năm gần đây. Khóa luận đã đƣa ra các lý do thúc đẩy hoạt động tái cấu trúc trong lĩnh vực NH diễn ra mạnh mẽ từ năm 2011 đến nay. Cuối cùng là thống kê các hoạt động tái cấu trúc tiêu biểu trong lĩnh vực NH.

27

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

Chƣơng 3 sẽ trình bày tổng quan về hoạt động của NHTMCP Tiên Phong trƣớc và sau khi tái cơ cấu. Trong đó sẽ nêu bật các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của NH. Nội dung chƣơng 3 sẽ đi sâu vào phân tích hiệu quả hoạt động của NH sau khi tái cấu trúc cũng nhƣ áp dụng phƣơng pháp phân tích DEA để đánh giá hiệu quả sản xuất và hiệu quả lợi nhuận của NH, để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của NH trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)