Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong:

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 41 - 45)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG TRƢỚC KHI TÁ

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Tiên Phong:

Tiên Phong:

Khóa luận sử dụng số liệu chính thức của NH Tiên Phong trong giai đoạn 2008 – 2014.

33

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của TPBank trong giai

đoạn 2008 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Giá trị Tăng/Giảm

(%) Giá trị Tăng/Giảm (%) Tổng tài sản 2.419 10.729 343 20.889 95 Tổng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng 1.172 4.230 261 7.557 79 Tổng dƣ nợ 275 3.171 1.053 5.156 63 Tổng thu nhập hoạt động thuần 121 310 156 460 48 Lợi nhuận trƣớc thuế 67 165 146 213 29 Thuế TNDN 17 37 117 52 41

Lợi nhuận sau thuế 51 128 151 162 26

Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank các năm 2008, 2009, 2010

Năm 2008, với sự ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế Thế giới gây ra những biến động phức tạp về lãi suất và tỷ giá, khiến cho hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trở nên khó khăn. Thời điểm đó cũng là lúc TPBank ra đời, nhƣng với những cố gắng, nỗ lực của toàn thể CBNV và sự lãnh đạo sáng suốt của HĐQT, với sự điều hành chuyên nghiệp và đầy kinh nghiệm của Tổng Giám đốc, Ban Điều hành nên hoạt động kinh doanh vẫn đạt đƣợc những kết quả khả quan. Tính đến cuối năm 2008, tổng tài sản của Ngân hàng là 2.419 tỷ đồng, đến năm 2009, tài sản của Ngân hàng tăng 343% và tổng nguồn vốn huy động, tổng dƣ nợ đều tăng, tăng 8.310, 3.058 và 2.896 tỷ đồng so với 2008. Tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2009 đạt 310 tỷ đồng, tăng 189 tỷ đồng (tăng 156%) so với năm 2008 và lợi nhuận sau thuế tăng 151%. Năm 2010, doanh thu từ hoạt động đạt 460 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 162 tỷ đồng, tăng lần lƣợt 48% và 26% so với năm 2009.

34

Hình 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank các năm 2008, 2009, 2010

Theo các Báo cáo tài chính qua các năm, hoạt động kinh doanh của TPBank có sự thay đổi khá rõ trong cơ cấu tỷ trọng các hoạt động kinh doanh của NH. Năm 2008, thu nhập của TPBank chủ yếu là từ nguồn thu nhập lãi thuần, chiếm giá trị lớn nhất, với 130 tỷ đồng, các hoạt động khác không mang lại nguồn thu cao cho NH bởi vì đây là năm đầu tiên NH mới thành lập, các hoạt động nhƣ đầu tƣ chứng khoán, kinh doanh ngoại hối chƣa đƣợc quan tâm đẩy mạnh. Sang đến năm 2009, thu nhập của NH từ các hoạt động có dấu hiệu dàn trải hơn năm 2008, tuy nhiên vẫn chƣa thật sự đồng đều. Thu nhập chính của NH vẫn tập trung vào nguồn thu lãi, với 216 tỷ đồng, hoạt động dịch vụ đạt 18 tỷ đồng, các hoạt động khác nhƣ chứng khốn kinh doanh, chứng khốn đầu tƣ, góp vốn mua cổ phần có sự gia tăng, lần lƣợt là 21, 79 và 4 tỷ đồng. Trong khi những hoạt động khác có sự gia tăng thì hoạt động kinh doanh ngoại hối của NH vẫn lỗ 31 tỷ đồng. Lý giải cho điều này là vì năm 2009, do các chính sách của Nhà nƣớc mà lĩnh vực kinh doanh vàng và ngoại tệ bị hạn chế, nên đã gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NH, và đặc biệt là với TPBank NH vừa mới thành lập đƣợc 1 năm, chƣa có nhiều kinh nghiệm đến hoạt động ngoại hối lúc bấy giờ. Năm 2010, hoạt động kinh doanh của TPBank có nhiều khả quan hơn, các hoạt động hầu

35 hết đều đem về nguồn thu cho NH, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là thu nhập từ lãi thuần, với 213 tỷ đồng, hoạt động dịch vụ 21 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh 2 tỷ đồng, chứng khoán đầu tƣ 12 tỷ đồng, nguồn thu từ hoạt động khác tăng mạnh, tăng 211 tỷ đồng, góp vốn mua cổ phần 6 tỷ đồng. Bên cạnh việc tăng nguồn thu từ các hoạt động, chi phí hoạt động của NH cũng có chiều hƣớng tăng, chi phí hoạt động năm 2010 là 197 tỷ đồng tƣơng ứng 58% so với năm 2009, việc tăng chi phí hoạt động có ảnh hƣởng đến lợi nhuận trƣớc thuế của NH. Hơn nữa, việc tăng trích lập dự phịng rủi ro tín dụng năm 2010 lên đến 130% so với năm 2009 đã làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận sau thuế, cụ thể lợi nhuận sau thuế của NH chỉ đạt 162 tỷ đồng.

Nhìn chung, lợi nhuận của NH tăng qua các năm, đây là tín hiệu vui cho thấy hoạt động kinh doanh của NH có khả quan và có sinh lời khi vừa mới thành lập và phần lớn các NH khác đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trong những năm qua, NHNN tiếp tục áp dụng các chính sách tiền tệ chặt chẽ, giảm lãi suất điều hành và ổn định cung cầu ngoại tệ,… Bên cạnh đó, TPBank liên tục đẩy mạnh chất lƣợng dịch vụ hoạt động, tìm kiếm KH, và thực hiện các chƣơng trình ƣu đãi tồn diện dành cho khách hàng cá nhân, các chƣơng trình khuyến mãi đã giúp cho hoạt động kinh doanh tại TPBank dần thoát khỏi những ảnh hƣởng của nền kinh tế lên toàn bộ hệ thống Ngân hàng, khẳng định đƣợc vị thế của mình trong ngành, và hồn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, trích lập đủ các quỹ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu tài chính của TPBank

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1.000 1.000 3.000

ROA 4,18% 1,95% 1,02%

ROE 9,91% 9,64% 6,69%

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) 10% 12,4% 15%

Nợ xấu (%) 0,6 1,4 2,2

Nguồn: Báo cáo tài chính TPBank các năm 2008, 2009, 2010

Bảng 3.2. thể hiện một số chỉ tiêu tài chính của TPBank cho thấy các chỉ tiêu đều tốt. Hệ số an toàn vốn (CAR) đều đạt mức 10-15%, đảm bảo theo đúng quy định

36 của NHNN là trên 9% cho thấy sự an tồn trong nguồn vốn của NH. Có đƣợc điều đó một phần là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thấp vì tình hình NH vừa mới thành lập, đang trong quá trình xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu đến KH. Những năm đầu vừa mới thành lập, chịu sự ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính tại Mỹ, và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, hệ số ROA và ROE của NH không đƣợc cao, cụ thể năm 2008, hệ số ROA đạt 4,18%, tuy nhiên ROA giảm chỉ còn 1,95% vào năm 2009 và tiếp tục giảm còn 1,02% vào 2010; ROE giảm từ 9,91% năm 2008 xuống còn 6,69% năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu năm 2008 chỉ 0,6%, tuy nhiên tỷ lệ này tăng qua các năm, năm 2009 là 1,4% và 2010 là 2,2%. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) qua các năm khá cao, từ 10% năm 2008 tăng lên 15% năm 2010, đạt yêu cầu về hệ số CAR theo quy định của NHNN là 9%. Qua các chỉ tiêu về tài chính cho thấy, sau 3 năm hoạt động, với nguồn vốn ban đầu còn thấp, NH chƣa đẩy mạnh các hoạt động cho vay đến KH, chƣa sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong q trình huy động vốn, mở rộng quy mơ. Bên cạnh đó, TPBank cần đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ xấu, để đề ra các quy trình, giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tối đa mức nợ xấu mà NH đang mắc phải.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)