Đánh giá kết quả tái cấu trúc:

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 78 - 85)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

3.3. HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG TMCP

3.3.3. Đánh giá kết quả tái cấu trúc:

Nhƣ đã trình bày trong Chƣơng 2, Sinh viên sử dụng phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu phi tham số DEA để đánh giá hiệu quả về lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của TPBank và so sánh với một số NH khác trên thị trƣờng trƣớc và sau khi tái cơ cấu, từ đó đƣa ra nhận xét về kết quả bƣớc đầu của quá trình tái cấu trúc của TPBank. Các NHTM đƣợc so sánh trong nghiên cứu gồm có: NHTMCP Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh (HDBank), NHTMCP Đại Chúng Việt Nam (Pvcombank), NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), NHTMCP Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank), NHTMCP Nam Việt (NaviBank), NHTMCP Công thƣơng Việt Nam (VietinBank). Đối với hiệu quả về lợi nhuận, chỉ tiêu đầu vào gồm chi phí từ lãi vay và chi phí hoạt động, chỉ tiêu đầu ra là thu nhập từ lãi vay và thu nhập hoạt động (Số liệu chi tiết tham khảo phần phụ lục). Đối với hiệu quả sản xuất, chỉ tiêu đầu vào là tiền thanh toán cho nhân viên và nhà cung cấp, các chỉ tiêu đầu ra lần lƣợt là tiền gửi của KH và cho vay KH. Sử dụng phần mềm MaxDEA chạy mơ hình phân tích bao dữ liệu phi tham số DEA, Sinh viên thu đƣợc kết quả đánh giá về hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của TPBank và các NH còn lại nhƣ sau:

70

 Hiệu quả lợi nhuận:

Bảng 3.14. Kết quả mơ hình đánh giá hiệu quả lợi nhuận của TPBank và các NHTM khác theo mơ hình Malmquist

Đơn vị: Điểm

DMUs EFCH TECHCH TFPCH PECH SECH TPBANK 1,504 1,055 1,586 1,000 1,504 HDBANK 1,057 0,868 0,917 1,045 1,011 LIENVIETPOSTBANK 0,933 1,029 0,960 0,953 0,979 NAVIBANK 1,000 0,986 0,986 1,000 1,000 SHB 0,891 0,723 0,644 1,000 0,891 PVCOMBANK 0,577 0,790 0,456 0,987 0,585 VIETINBANK 1,000 1,275 1,275 1,000 1,000 Kết quả chạy mơ hình DEA đã đƣợc thể hiện rõ và cho thấy sự thay đổi hiệu quả lợi nhuận của TPBank trong quá trình tự tái cơ cấu giai đoạn 2011 – 2013. Dựa theo những lý thuyết về mơ hình Malmquist đã đƣợc trình bày ở trên, lấy năm 2011 (thời điểm t) làm mốc thời gian để so sánh với năm 2013 (thời điểm t+1). Có thể thấy từ Bảng 3.14, kết quả mô phỏng cho ra TFPCH = 1,586 (TFPCH >1), tăng 0,586 điểm, cho thấy năng suất tổng hợp của TPBank sau tái cấu trúc đạt hiệu quả. Trong đó, các yếu tố cấu thành nhƣ hiệu quả kỹ thuật (EFCH), công nghệ (TECHCH), hiệu quả kỹ thuật thuần (PECH), quy mơ (SECH) cũng có chiều hƣớng tăng lên và đều lớn hơn 1, lần lƣợt đạt 1,504; 1,055; 1; 1,504 điểm. Giả sử với cùng một mức đầu vào nhƣ nhau, nếu NH biết cách tận dụng và khai thác tối đa khả năng sẵn có để nâng cao hiệu quả thuần túy thì nó sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận cho NH. Qua bảng kết quả ta có thể kết luận đƣợc hiệu quả qui mô của TPBank cao hơn hiệu quả kỹ thuật thuần túy. Hiệu quả kỹ thuật thuần túy chỉ đạt 1 điểm, khơng có sự thay đổi so với năm 2011. Điều này có thể lý giải bởi thực trạng hoạt động của các NH ngày càng tăng, tốc độ tăng nhanh về số lƣợng và tốc độ mở rộng quy mô của từng NH ngày càng nhanh, từ đó đặt ra vấn đề về tín dụng nóng cho các NH, sẽ dễ khiến hệ thống NH bị tổn thƣơng khi nền KT có sự thay đổi. Hệ số SECH tăng 0,504 điểm chứng tỏ NH đã phát huy đƣợc lợi thế về nguồn vốn nhờ tăng quy mô vốn, quy mơ hoạt động, trình độ lực lƣợng lao động hợp lý giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

71 Sau quá trình tự tái cơ cấu, TPBank đã có những chuyển biến tích cực về hiệu quả lợi nhuận. Có thể nói, NH Tiên Phong chú trọng cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn là chú trọng đầu tƣ vào tiến bộ của KHCN bằng những chính sách nhƣ tung ra những sản phẩm, đa dạng, linh hoạt với từng đối tƣợng KH, quy trình tín dụng đƣợc đơn giản hóa, mạng lƣới các chi nhánh, phòng giao dịch đƣợc mở rộng và đầu tƣ chuyên nghiệp hơn, chất lƣợng dịch vụ đƣợc cải thiện... TPBank đã cắt giảm tối đa chi phí lãi vay và chi phí hoạt động, cụ thể chi phí lãi vay giảm từ 1.251 tỷ đồng xuống cịn 1.069 tỷ đồng, chi phí hoạt động giảm một nửa so với năm 2011. Ngƣợc lại, thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động có chiều hƣớng tăng, thu nhập lãi vay đạt 1.667 tỷ đồng (2013) tăng 342 tỷ đồng so với năm 2011 và thu nhập hoạt động đạt 45 tỷ đồng tăng 220% so với năm 2011. Để đạt đƣợc kết quả đó, là nhờ nguồn tiền gửi, tiền vay từ các TCTD tăng, vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho NH giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng có sự thay đổi tích cực, liên tục tăng qua các năm. Doanh số tăng là nhờ NH mở rộng hoạt động cho vay đối với những DN lớn, có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để đầu tƣ dự án kinh doanh. Điều này chứng tỏ NH đang điều chỉnh dần sự chênh lệch giữa tỷ lệ cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. Định hƣớng này của NH nhằm mục đích đa dạng hóa loại hình cho vay, đồng thời khai thác nhóm KH tiềm năng có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn để đầu tƣ. Vì phân khúc khách hàng này có nhu cầu vay vốn với số lƣợng lớn và thời gian dài nên có thể sẽ mang về cho NH những khoản lợi nhuận đáng kể từ tiền lãi cho vay. Và để có đƣợc thành cơng sau tái cấu trúc, là nhờ vào việc tận dụng thế mạnh của cổ đông chiến lƣợc là Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI. Nhờ sự tham gia của DOJI nên vốn điều lệ của TPBank tăng từ 3.000 tỷ đồng lên đến 5.550 tỷ đồng, tổng vốn huy động dân cƣ tăng gấp 2 lần, tăng trƣởng tín dụng tăng gấp đôi, nợ xấu giảm từ 6,4% (năm 2011) xuống còn 1,8% (năm 2013), số lƣợng KH đến giao dịch tại TPBank tăng gấp 3 lần.

Cùng đạt đƣợc hiệu quả và có những chuyển biến tích cực nhƣ TPBank, năng suất tổng hợp của Vietinbank đạt 1,275 điểm tăng 0,275 điểm so với năm 2011. Trƣớc khi quyết định bán cổ phần cho Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ, Vietinbank không nằm trong danh sách các NHTM buộc phải tái cơ cấu, tuy nhiên, Vietinbank vẫn muốn có sự thay đổi về sở hữu trong nguồn vốn của NH. Vì vậy, sau quá trình tái cơ cấu,

72 Vietinbank đã dần lớn mạnh, quy mô tăng cao hơn, giúp NH đạt đƣợc những hiệu quả lợi nhuận đã đặt ra.

Với các NH cịn lại, hiệu quả lợi nhuận lại có sự sụt giảm so với trƣớc khi tái cơ cấu. Đối với HDBank, trƣớc khi sáp nhập DaiABank, HDBank là NH có tình hình tài chính lành mạnh, khả quan, hoạt động tốt và không bị đƣa vào danh sách NH yếu kém. Tuy nhiên kể từ khi tiến hành M&A, hiệu quả lợi nhuận của HDBank bị sụt giảm là do NH phải gánh tỷ lệ nợ xấu khá lớn của Đại Á (hơn 5%) nên làm cho năng suất tổng hợp của HDBank bị tụt giảm 0,083 điểm so với trƣớc khi tái cơ cấu.

Tƣơng tự nhƣ HDBank, các NH nhƣ LienVietPostBank, Navibank, SHB và Pvcombank đều bị sụt giảm hiệu quả lợi nhuận. Sau tái cấu trúc, hiệu quả lợi nhuận của Navibank có xu hƣớng tụt giảm, giảm 0,014 điểm. Kết quả chạy mơ hình này khá khớp với kết quả thu thập đƣợc từ BCTC của Navibank, cụ thể cơ cấu tài sản có của Navibank đạt 3.100 tỷ đồng gồm các khoản phải thu, lãi và phí phải thu, trong đó lãi và phí phải thu tăng mạnh từ 1.325 tỷ đồng (đầu năm 2013) lên hơn 2.231 tỷ đồng (cuối năm 2013). Sau quá trình hợp nhất PVFC và Westernbank, hiệu quả lợi nhuận của Pvcombank có sự thay đổi nhẹ, giảm 0,544 điểm. Với SHB, quá trình sáp nhập Habubank bƣớc đầu chƣa đạt kết quả tốt, hiệu quả lợi nhuận giảm 0,356 điểm so với năm 2011.

 Hiệu quả sản xuất:

Bảng 3.15. Kết quả mơ hình đánh giá hiệu quả sản xuất của TPBank và các NHTM khác theo mơ hình Malmquist

Đơn vị: Điểm

DMUs EFCH TECHCH TFPCH PECH SECH TPBANK 1,273 0,882 1,123 1,000 1,273 HDBANK 1,944 0,871 1,694 1,923 1,011 LIENVIETPOSTBANK 1,000 0,873 0,873 1,000 1,000 NAVIBANK 0,560 0,890 0,498 0,508 1,101 SHB 1,229 0,815 1,001 1,212 1,014 PVCOMBANK 1,553 0,765 1,188 1,000 1,553 VIETINBANK 1,000 0,662 0,662 1,000 1,000

73 Với những yếu tố đầu vào là chi phí thanh tốn cho nhân viên và nhà cung cấp, đầu ra là tiền gửi và cho vay KH, kết quả mơ hình có sự thay đổi về hiệu quả sản xuất của TPBank và các NHTM khác sau q trình tái cấu trúc, và có những sự thay đổi, khác biệt với hiệu quả lợi nhuận.

Tƣơng tự nhƣ sự thay đổi của hiệu quả lợi nhuận, hiệu quả sản xuất của TPBank sau tái cấu trúc có chiều hƣớng tăng đạt 1,123, tăng 0,123 điểm so với năm 2011. TPBank đã triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, tái cơ cấu bộ máy lãnh đạo, sở hữu, tập trung củng cố và chấn chỉnh những tồn tại, song song với việc hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của KH, hạn chế và tăng cƣờng năng lực tài chính, quản trị, hoạt động và năng lực cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động, mức độ an toàn cho NH. Hiện nay trên thị trƣờng, số lƣợng NH có xu hƣớng tăng khơng ngừng nghỉ, yêu cầu đặt ra đối với TPBank là làm sao để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu về tài chính cho tất cả các đối tƣợng KH, nâng cấp hệ thống vận hành hoạt động đạt mức hiện đại, chú trọng đến năng lực và khả năng tài chính để đảm bảo an tồn và giải quyết những rủi ro xảy ra trong hoạt động của NH. Hệ số TFPCH đạt 1,123 điểm là nhờ TPBank tập trung vào huy động vốn từ dân cƣ, làm cho nguồn tiền gửi của KH tăng lên, huy động từ KH tăng mạnh ở cuối năm 2012 nên chi phí trả lãi của NH cũng tăng đáng kể trong năm 2013, tuy nhiên không ảnh hƣởng lớn đến thu nhập lãi thuần năm 2013. Hiệu quả kỹ thuật thuần vẫn không thay đổi, chứng tỏ TPBank vẫn chƣa chú trọng đầu tƣ phát triển trình độ cơng nghệ, trình độ quản lý, chất lƣợng dịch vụ. Hiệu quả quy mô tăng 0,273 điểm cho thấy NH đã có những chính sách phù hợp trong hoạt động kinh doanh, đƣa ra chỉ tiêu về lợi nhuận phù hợp với khả năng, quy mô NH, công tác quản trị đƣợc tiến hành chặt chẽ hơn nhằm hạn chế sự mất thanh khoản, luôn đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu. TPBank tăng cƣờng đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên ngân hàng, đổi mới quy trình tín dụng, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong việc xét duyệt và quản lý hồ sơ, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng cƣờng quảng bá hình ảnh,… Ngồi ra, TPBank giới thiệu đến KH dịch vụ eBank, tiện ích xác thực thƣ bảo lãnh bằng QR Code đầu tiên tại Việt Nam giúp KH tiết kiệm thời gian trong việc hoàn tất thủ tục xác thực với NH. Tổng dƣ nợ cho vay của NH cuối năm 2013 đạt 11.926 tỷ đồng, NH chủ trƣơng nâng cao chất lƣợng tín dụng, đẩy mạnh các khoản tín dụng có tài sản đảm bảo, cho vay đối với các DN vừa và nhỏ, vay

74 tiêu dùng, vay mua xe ơ tơ,… nhằm nâng tổng dƣ nợ tín dụng lên mức 40.000 tỷ đồng vào năm 2015.

Những NH nhƣ HDBank, SHB, PVCombank cũng có sự tăng trƣởng trong hiệu quả sản xuất, cụ thể HDBank đạt 1,694 điểm, SHB đạt 1,001 điểm và PVCombank đạt 1,188 điểm. Với HDBank, do NH này sáp nhập với Đại Á vào cuối năm 2013 nên hiệu quả sản xuất chƣa chịu ảnh hƣởng xấu do hoạt động của Đại Á mang lại. Trong khi đó, SHB và PVCombank đã thể hiện đƣợc hiệu quả sau công cuộc mua bán sáp nhập của mình. Trong khi đó, LienVietPostbank, Navibank, Vietinbank lại bị suy giảm về hiệu quả sản xuất.

Đánh giá kết quả phân tích:

Từ kết quả phân tích, đánh giá hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của TPBank sau hoạt động tái cấu trúc cho thấy đƣợc rằng NH này đang đi đúng hƣớng và đạt đƣợc thành cơng cho mình. Sự thay đổi về hiệu quả lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả sản xuất có sự khác biệt nhau, tuy nhiên vẫn cho thấy đƣợc kết quả khả quan, tín hiệu đáng mừng. Vì vậy việc lựa chọn phƣơng án tái cấu trúc phù hợp và thực hiện tái cấu trúc một cách triệt để với tình hình hoạt động và quy mơ của mình là điều vô cùng quan trọng, và TPBank đã làm đƣợc điều đó. Sự linh hoạt, khéo léo trong quyết định, sự nhanh nhạy, bản lĩnh trong việc học hỏi kinh nghiệm từ các nƣớc và sự thấu đáo, thông minh trong việc áp dụng vào đặc điểm, điều kiện và nguồn lực của NH đã giúp cho TPBank có đƣợc thành cơng và khẳng định vị trí của mình trong hệ thống các NHTMVN nhƣ ngày hôm nay.

Việc áp dụng mơ hình nghiên cứu đƣợc sử dụng để xác định hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả sản xuất của TPBank và các NH khác, tuy nhiên phƣơng pháp này khơng tính tốn đến yếu tố sai số hay nhiễu, do đó DEA khơng tồn tại yếu tố mức ý nghĩa hay độ tin cậy. Chính vì thế, kết quả chỉ mang tính tham khảo tại thời điểm các số liệu đƣợc nghiên cứu sử dụng. Và sẽ cần thêm thời gian để kiểm chứng tính hiệu quả của hoạt động tái cấu trúc trong bối cảnh hiện tại còn nhiều vấn đề tác động.

75

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý thuyết xây dựng ở chƣơng 1, khóa luận đã nêu đƣợc sơ lƣợc thực trạng hoạt động của TPBank trƣớc tái cấu trúc qua các chỉ tiêu nhƣ: vốn điều lệ, tỷ lệ an tồn vốn, tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh,…

Việc tiến hành tái cấu trúc đã tạo tiềm lực lớn mạnh cho TPBank phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn năng lực tài chính, và mạng lƣới hoạt động của NH ngày càng lớn mạnh. Tạo ra những lợi ích cho cộng đồng, xã hội nói chung và ngành NH nói riêng. Khóa luận tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tái cấu trúc NHTMCP Tiên Phong về: tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc hệ thống quản trị. Áp dụng phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu để phân tích hiệu quả sản xuất, hiệu quả lợi nhuận và trên cơ sở những phân tích về mặt định tính, đã đƣa ra nhận xét về kết quả của quá trình tái cấu trúc diễn ra tại TPBank và những chính sách, biện pháp đã đƣợc áp dụng để có thể cải thiện tình hình hoạt động của TPBank trong tƣơng lai. Qua những nhận định và phân tích trên, có thể thấy TPBank đã đi đúng hƣớng và đạt đƣợc những kết quả đáng mừng sau công cuộc tái cấu trúc, nguồn vốn điều lệ tăng lên 5.550 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 0,48% (Theo báo cáo thu nhập 6 tháng đầu năm 2015 của TPBank), lợi nhuận sau thuế đạt 536 tỷ đồng (cuối năm 2015) tăng hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ,… Tuy nhiên, những nghiên cứu sắp tới cần đƣợc thực hiện để có những đánh giá tốt hơn về hiệu quả của công cuộc tái cấu trúc trong bối cảnh nền kinh tế có những dự báo về tăng trƣởng kinh tế, xã hội trong thời gian tới.

76

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG SAU TÁI CẤU TRÚC CỦA NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

Chƣơng 3 khóa luận đã đi sâu vào phân tích q trình và hiệu quả của NH sau tái cấu trúc. Nội dung chƣơng 4 sẽ đề cập những thuận lợi và khó khăn mà NH gặp phải trong q trình tái cấu trúc. Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NH sau sáp nhập.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)