CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi trẻ tại TPHCM doc (Trang 35 - 173)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.5 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.5.1 Mô hình 1

Mô hình đề cương nghiên cứu “Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để

giải thích động cơ của người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang” - Th.S. Hồ Huy Tựu

– Khoa Kinh tế - Đại học Nha trang[20]

Lý thuyết TPB (Ajzen, 1991) cho rằng là động cơ hay ý định tiêu dùng như là nhân

tố thúc đẩy cơ bản của hành vi người tiêu dùng. Động cơ này bị dẫn dắt bởi ba tiền tố cơ

bản là thái độ, ảnh hưởng xã hội và kiểm soát hành vi được cảm nhận. Các nghiên cứu sau

này bổ sung thêm nhiều tiền tố mới. Không ngoài khung lý thuyết chung, thói quen, kinh

nghiệm, và cảm xúc lẫn lộn mà nghiên cứu này sử dụng đã được các tác giả trên thế giới

nghiên cứu trong thời gian gần đây (Aijen, 2002; Honkanen et al., 2005; Olsen, 2005).

trong nghiên cứu này, tác giả giả định các biến số là độc lập nhau, và mô hình đề xuất được thể hiện như sau:

Thái độ Ảnh hưởng xã hội Kiểm soát hành vi Cảm xúc lẫn lộn Thói quen Kiến thức

Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoại trừ tác động của thói quen không có ý nghĩa

thống kê, cả năm yếu tố còn lại đều có có ý nghĩa, trong đó nhân tố cảm xúc lẫn lộn có ảnh hưởng âm, các yếu tố khác đều có ảnh hưởng dương đến ý định hành vi.

Dưới góc độ học thuật, đóng góp trước hết là việc điều chỉnh các thang đo, mà trong một chừng mực nhất định nào đó đã chứng tỏ được độ tin cậy, độ giá trị phân biệt, độ giá trị hội tụ, và độ giá trị nội dung mà bao phủ hầu hết các khía cạnh quan trọng của

______________________________________________________________________________

các khái niệm. Thứ hai, tồn tại các tác động có ý nghĩa thống kê của các biến số lên ý định

hành vi (ngoại trừ thói quen), kết quả này một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của lý

thuyết TPB. Thứ ba, nghiên cứu này đã xem xét sự tác động đồng thời của nhiều tiền tố đến ý định hành vi, điều này làm tăng sức giải thích đáng kể cho biến số này. Cuối cùng, nghiên cứu này đã mở ra nhiều tiềm năng để vận dụng các lý thuyết hành vi vào việc giải

thích việc tiêu dùng cho thị trường thủy sản nội địa tại Việt Nam.

Nhận xét : Mục đích của nghiên cứu này là vận dụng lý thuyết hành vi dự định (TPB) để giải thích ý định tiêu dùng cá với tư cách là biến động cơ, dưới sự tác động của thái độ, sự kỳ vọng gia đình, kiểm soát hành vi cảm nhận, cảm xúc lẫn lộn về việc ăn cá,

kiến thức và thói quen tiêu dùng cá.

1.5.2 Mô hình 2

Mô hình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn mua các thương

hiệu xe tay ga” – Huỳnh Đỉnh Tuệ - Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Trường Đại học Bách

Khoa, ĐHQG TP.HCM[19]

Đề tài nhằm khám phá và đo lường các thành phần của thái độ của người tiêu dùng

đối với các thương hiệu xe tay ga tại khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, để xem

Nhận biết thương hiệu

Yếu tố thuộc đặc tính sản phẩm

Các yếu tố về dịch vụ khách hàng

Giá trị tinh thần

Mức độ ủng hộ của gia đình (Cha/mẹ,

vợ/chồng, con cái, anh chị em)

Mức độ ủng hộ của bạn bè/đồng nghiệp

Xu hướng chọn mua các thương hiệu xe

______________________________________________________________________________

xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua các thương hiệu xe tay ga của người

tiêu dùng. Đồng thời xem xét các mức độ ảnh hưởng của các thành phần thái độ, cũng như thái độ chủ quan của những người có liên quan đến xu hướng mua các thương hiệu

xe tay ga của người tiêu dùng.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố giá trị tinh thần là yếu tố tác động mạnh

nhất lên xu hướng chọn mua các thương hiệu xe tay ga. Các yếu tố quan trọng tiếp theo là

đặc tính sản phẩm, nhận biết thương hiệu, dịch vụ khách hàng, người quen, người thân.

Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến xu hướng chọn mua các thương hiệu tay ga nói chung và cho từng thương hiệu cũng xe

tay ga như HONDA, SYM, SUZUKI, YAMAHA nói riêng. Kết quả này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà sản xuất xe tay ga, các doanh nghiệp kinh doanh xe máy.

1.5.3 Mô hình 3

Mô hình nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ

bảo hiểm nhân thọ” – Nguyễn Thị Ánh Xuân – Luận văn thạc sĩ (2005) [22]

Lợi ích bảo vệ

Lợi ích tiết kiệm

Lợi ích đầu tư

Lợi ích tinh thần Mức độ ủng hộ của cha/mẹ Mức độ ủng hộ của vợ/chồng Xu hướng mua dịch vụ bản hiểm nhân thọ Mức độ ủng hộ của con Mức độ ủng hộ bạn bè/đồng nghiệp

______________________________________________________________________________

Nghiên cứu cho thấy với nhóm khách hàng chưa mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ

thì sự ủng hộ của cha mẹ có mức độ ảnh hưởng đến xu hướng mua mạnh nhất. Kế đến là yếu tố tinh thần, sự ủng hộ của vợ chồng và sau cùng là yếu tố bảo vệ. Còn đối với nhóm

khách hàng đã mua bảo hiểm nhân thọ thì sự ủng hộ của vợ chồng có mức độ ảnh hưởng

mạnh nhất đến xu hướng mua, kế đến là lợi ích tinh thần ảnh hưởng đến xu hướng mua

nhiều hơn lợi ích bảo vệ hay lợi ích đầu tư.

Nhận xét : Mô hình 2 và mô hình 3 chủ yếu vận dụng thuyết hành động hợp lý (TRA) để giải thích xu hướng của khách hàng. Do đó đã bỏ qua yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận. Đây là yếu tố quan trọng về nguồn lực của mỗi cá nhân trong việc dễ dàng hay

khó khăn thực hiện hành vi.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu bao gồm các

khái niệm phân biệt giữa báo in và báo điện tử. Tiếp theo, chương 1 cũng giới thiệu các mô hình thái độ bao gồm mô hình thái độ đơn thành phần, mô hình thái độ ba thành phần,

mô hình thái độ đa thuộc tính, thuyết hành động hợp lý và thuyết hành vi dự dịnh. Cuối

cùng là phần giới thiệu một số luận văn nghiên cứu trước đã ứng dụng những mô hình

thái độ vào thực tiễn. Chương 2 sẽ trình bày về thực trạng báo in và báo điện tử của báo

Tuổi Trẻ hiện nay bao gồm quá trình phát triển, thực trạng và đối tượng bạn đọc của từng

______________________________________________________________________________

Chương 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ VỀ BÁO IN VÀ BÁO ĐIỆN TỬ TẠI BÁO TUỔI TRẺ

2.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO TUỔI TRẺ

2.1.1 Chức năng – nhiệm vụ và đối tượng phục vụ 2.1.1.1 Chức năng 2.1.1.1 Chức năng

1. Chức năng tuyên truyền

Báo Tuổi Trẻ thực hiện các chức năng như tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và góp phần giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng,

nâng cao tri thức và tinh thần yêu nước cho đoàn viên thanh niên

2. Chức năng thông tin

Nội dung trên mặt báo Tuổi Trẻ bao gồm thông tin, phản ánh các hoạt động của tổ

chức Đoàn và thanh niên TP.HCM và cả nước; phát hiện nêu gương người tốt, việc tốt; nhân tố tích cực của đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân; cổ vũ phong trào thi

đua yêu nước trong thanh niên; thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phổ biến các thành tựu nhiều lĩnh vực trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của báo nhằm góp phần nâng cao

kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp

nhân dân; bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đấu tranh phòng, chống

các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, góp phần thực hiện

tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước

và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội;

3. Diễn đàn

Báo Tuổi Trẻ còn là nơi trình bày những ý kiến đóng góp, đề xuất, phản biện

những vấn đề liên quan đến sự phát triển của đất nước; phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện

vọng chính đáng của đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân đến với Đảng, Nhà

______________________________________________________________________________

2.1.1.2 Nhiệm vụ

1. Hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo đúng tôn chỉ mục đích và yêu cầu của tờ báo

của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM

2. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định cho các loại hình báo chí theo

quy định của Luật báo chí

3. Duy trì, phát triển và quản lý đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên nhằm thực

hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao; quản lý cơ sở vật chất, tài sản của tờ báo theo quy định của Nhà nước

4. Tạo nguồn thu để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị và cải thiện đời sống cán bộ, phóng viên, nhân viên của tờ báo.

2.1.1.3 Đối tượng phục vụ

Đối tượng phục vụ của Tuổi Trẻ là bạn đọc người Việt Nam trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến bạn đọc trẻ và đoàn viên thanh niên. Ngoài ra còn có bạn đọc người nước ngoài qua những ấn phẩm khác nhau của báo Tuổi Trẻ. [12]

2.1.2 Quá trình phát triển

Báo Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

TP. HCM.

Ngay sau ngày 30/04/1975, một bản tin in ronéo do Ban Tuyên huấn Thành đoàn

Sài Gòn – Gia Định thực hiện đã được phát hành mỗi ngày 100 bản. Đó chính là tiền thân của báo Tuổi Trẻ, cũng là sự nối tiếp hoạt động báo chí công khai và bí mật của phong

trào thanh niên sinh viên học sinh tại Sài Gòn thời kháng chiến chống Mỹ. Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 02/09/1975.

Ban đầu báo được phát hành với số lượng rất thấp do báo được in theo chỉ tiêu cấp

phát giấy của Bộ Thông tin lúc bấy giờ.và phát hành theo phương thức phân phối cho các

cơ sở Đoàn theo chỉ tiêu. Trải qua các thời điểm tăng số lượng kỳ/tuần, số lượng báo cũng tăng dần và báo được phát hành rộng rãi cho người đọc không giới hạn số lượng, đến

______________________________________________________________________________

Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in màu toàn bộ 20 trang) phát hành lần đầu tiên. Cũng là tờ

báo in màu toàn bộ đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay, báo đã đạt được con số phát hành vào loại cao nhất của cả nước với 400.000 tờ/ ngày.

Ngoài báo in, Tuổi Trẻ còn có báo Tuổi Trẻ điện tử (Tuổi Trẻ Online) ra mắt chính

thức từ 1/12/2003, chỉ chưa đầy hai năm sau, TTO đã vươn lên vị trí thứ 3 về số lượt người truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới. Hiện nay

với tên miền mới trang báo điện tử http://tuoitre.vn đón nhận khoảng 4 triệu lượt truy

cập/ngày.

Bên cạnh 2 sản phẩm chính là báo in và TTO thì Tuổi Trẻ còn có các sản phẩm :

 Tuổi Trẻ Cười : số đầu tiên ra ngày 1/1/1984, đây là tờ báo trào phúng duy nhất trong cả nước lúc bấy giờ.

 Tuổi Trẻ cuối tuần ra đời tháng 1/1983 với tên là Tuổi Trẻ chủ nhật, là loại

sản phẩm tuần báo của tòa soạn, sau này đổi tên thành Tuổi Trẻ cuối tuần.

 Tập san Áo trắng là chuyên đề văn học nghệ thuật dành cho giới trẻ, đặc

biệt trong sinh viên học sinh

 Truyền hình Tuổi Trẻ : từ năm 2006, Tuổi Trẻ đã thành lập phòng truyền

hình sản xuất những chương trình phổ biến trên báo TTO cũng như hợp tác

phát sóng với các kênh truyền hình trong nước

 Tuổi Trẻ News là trang tin tức bằng tiếng anh của Tuổi Trẻ được thành lập

ngày 21/06/2010 (tuoitrenews.vn)

 Tuổi Trẻ Mobile (TTM) ra đời vào tháng 09/2010, đi đầu trong ứng dụng

tin tức di động nhằm cung cấp mọi thông tin cần thiết cho bạn đọc với sự hỗ

trợ của trên 500 dòng điện thoại.

Báo Tuổi Trẻ là tờ báo tiên phong trong việc làm kinh doanh, báo Tuổi Trẻ có tiềm

lực kinh tế rất mạnh; thuộc loại mạnh nhất trong các báo ở Việt Nam. Khả năng tham gia

làm kinh doanh để giúp tờ báo tồn tại và phát triển bắt đầu từ năm 1983. Lúc đó, giữa bối

cảnh báo chí cả nước đang ngập chìm trong bao cấp, Tuổi Trẻ đã dũng cảm khởi sự thực

hiện phương án tự chủ tài chính và đến 1985 Tuổi Trẻ thật sự sống nhờ vào sự chi trả của người đọc. Có thể nói, sau 35 năm hoạt động kinh tế báo chí mà xuất phát điểm gần như

______________________________________________________________________________

từ số không, đến nay Tuổi Trẻ đã làm được nhiều công việc rất đáng tự hào, có những đóng góp không nhỏ cho xã hội và đạt được những mục tiêu đề ra ban đầu : làm kinh tế để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường khả năng tài chính góp phần tạo sự bền vững cho cơ quan.

Văn phòng chính của Tuổi Trẻ đặt tại số 60A, đường Hoàng Văn Thụ, phường 9,

quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Báo hiện đã phát hành rộng rãi khắp cả nước

với 12 văn phòng đại diện và văn phòng thường trú tại Hà Nội, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Đắk Lắk, Tiền Giang, Đồng Nai và Cần Thơ.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Báo Tuổi Trẻ có cơ cấu tổ chức bộ máy gồm Ban biên tập, các phòng, ban, bộ

______________________________________________________________________________

Sơ đồ 2.1 : SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BÁO TUỔI TRẺ (Nguồn : Báo Tuổi Trẻ, 2010)

CHI HỘI NHÀ BÁO BCH CÔNG ĐOÀN BCH LIÊN CHI ĐOÀN KHỐI NỘI DUNG CÁC BAN NỘI DUNG KHỐI TÒA SOẠN VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN - CHÍNH TRỊ XÃ HỘI - KINH TẾ - THANH NIÊN - GIÁO DỤC KHOA HỌC - QUỐC TẾ

- VĂN HÓA VĂN NGHỆ

- THỂ DỤC THỂ THAO - KÝ SỰ PHÓNG SỰ - CÔNG TÁC BẠN ĐỌC - PHÒNG ẢNH - HÀ NỘI - NGHỆ AN - HUẾ - ĐÀ NẴNG - BÌNH ĐỊNH - KHÁNH HÒA - ĐẮK LẮK - LÂM ĐỒNG - CẦN THƠ - PV THƯỜNG TRÚ CÁC TỈNH KHỐI KINH TẾ ĐẢNG BỘ BỘ PHẬN KHỐI CHỨC NĂNG - PHÁT HÀNH - QUẢNG CÁO

- ĐẦU TƯ KINH DOANH

- CAO ỐC

- NHÀ IN

- TUỔI TRẺ NGÀY - TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN

- TUỔI TRẺ CƯỜI - TUỔI TRẺ ĐIỆN TỬ - TUỔI TRẺ NEWS - TRUYỀN HÌNH TUỔI TRẺ - TUỔI TRẺ MOBILE - PHÒNG XUẤT BẢN

- PHÒNG TƯ LIỆU THƯ VIỆN

- TỔ VI TÍNH - TỔ MORASSE - TỔ HỌA SĨ - TỔ TỈNH TÁO VIÊN - VĂN PHÒNG QUẢN TRỊ - TỔ CHỨC NHÂN SỰ

- NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

- TÀI VỤ

- CÔNG TÁC XÃ HỘI

- CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BAN BIÊN TẬP

______________________________________________________________________________

2.2 THỰC TRẠNG BÁO TUỔI TRẺ IN

Xét theo loại giấy phép báo chí ở Việt Nam,Tuổi Trẻ là báo hạng ba: nghĩa là vừa

là báo ngành (của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) vừa củađịa phương. Khác với loại giấy phép, các đánh giá và nghiên cứu thị trường của các công ty chuyên nghiệp

trong lĩnh vực này trên thị trường Việt Nam như TNS, AcNielsen... đều đánh giá Tuổi

Trẻ nhật báo có thứ hạng số một Việt Nam; đặc biệt ở khu vực Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi trẻ tại TPHCM doc (Trang 35 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)