KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi trẻ tại TPHCM doc (Trang 109 - 111)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Quá trình phân tích dữ liệu cho thấy dữ liệu thu thập gồm hai nhóm : nhóm bạn đọc báo in và nhóm bạn đọc báo điện tử, mỗi nhóm có 136 mẫu.

Về tỷ lệ giới tính của hai nhóm chênh lệch không đáng kể, phần lớn đối tượng trả

lời có trình độ từ cao đẳng trở lên, nhiều nhất là đại học. Độ tuổi chủ yếu từ 23 – 44 tuổi, đối tượng nhân viên văn phòng – cán bộ công chức chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những

______________________________________________________________________________

người được khảo sát. Đa số người trả lời có thu nhập tập trung ở nhóm 2 – 6 triệu đồng và trên 6 triệu đồng.

Đối với các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn loại hình báo Tuổi Trẻ, sau

khi sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA sẽ được đưa và phương trình hồi quy nhằm giải thích những yếu tố chính tác động đến xu hướng chọn báo in hay báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Đối với nhóm bạn đọc báo Tuổi Trẻ in thì những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng

chọn đọc báo Tuổi Trẻ in là kiểm soát hành vi cảm nhận ( = 0.482), ảnh hưởng xã hội

( = 0.420), chất lượng nội dung ( = 0.276), và hình thức ( = 0.150) tờ báo, sự tương tác ( = 0.133) với người quen và tòa soạn. Sự tương tác là nhân tố mới được rút

trích sau khi EFA so với mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu. Trong các yếu tố tác động

thì yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận có ảnh hưởng mạnh nhất đến xu hướng chon báo

in. Đối với hai đặc trưng chính của một sản phẩm báo chí thì yếu tố chất lượng nội dung

tờ báo có tác động mạnh hơn so với hình thức trong chọn báo Tuổi Trẻ in của bạn đọc

Tuổi Trẻ.

Đối với nhóm bạn đọc Tuổi Trẻ điện tử thì kết quả phân tích nhân tố cho thấy có

bốn yếu tố tác động đến xu hướng chọn báo điện tử là chất lượng nội dung và hình thức

tờ báo, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi cảm nhận. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi

quy cho thấy chỉ có yếu tố chất lượng nội dung( = 0.278) và hình thức ( = 0.507) tờ

báo, ảnh hưởng xã hội ( = 0.339) là có tác động đến xu hướng chọn báo Tuổi Trẻ điện

tử, còn yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, yếu tố

hình thức tờ báo có mức độ tác động lớn hơn chất lượng nội dung đến xu hướng chọn báo

điện tử.

Qua kết quả nghiên cứu ta thấy có sự khác nhau trong xu hướng lựa chọn báo in và

báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi Trẻ. Đối với hai đặc trưng chính của một tờ báo là chất lượng nội dung và hình thức thì chất lượng nội dung tác động mạnh hơn hình thức đến xu hướng chọn báo in của bạn đọc. Còn đối với báo điện tử thì hình thức có tác động mạnh hơn chất lượng nội dung đến bạn đọc trong xu hướng chọn.

______________________________________________________________________________

Kết quả phân tích phương sai Anova cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá

các yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn loại hình báo theo giới tính, trình độ học vấn

và thu nhập, nhưng lại có sự khác biệt theo nhóm tuổi về sự đánh giá hình thức của báo

Tuổi Trẻ in, chất lượng nội dung và hình thức của báo Tuổi Trẻ điện tử.

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi trẻ tại TPHCM doc (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)