Kết quả đánh giá kiểm soát hành vi cảm nhận của bạn đọc báo TT in

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi trẻ tại TPHCM doc (Trang 82 - 83)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.2.1.5Kết quả đánh giá kiểm soát hành vi cảm nhận của bạn đọc báo TT in

Bảng 4.7 : Kết quả đánh giá kiểm soát hành vi cảm nhận của bạn đọc báo TT in

Chỉ tiêu Hoàn toàn không đồng ý(%) Không đồng ý (%) Bình thường (%) Đồng ý (%) Rất đồng ý (%) Trung bình điểm Độ lệch chuẩn Chi phí hợp lý 1.47 1.47 31.62 52.94 12.50 3.74 0.75

Tiết kiệm thời gian 1.47 2.94 30.88 53.68 11.03 3.70 0.76

Sự thuận tiện 0.74 0.00 19.12 58.09 22.06 4.01 0.69

Cách viết phù hợp quan điểm 1.47 0.00 34.56 51.47 12.50 3.74 0.73

Hiểu được nội dung 0.74 0.74 18.38 68.38 11.76 3.90 0.62

Thêm kiến thức 0.74 0.74 24.26 51.47 22.79 3.95 0.75 KIỂM SOÁT HÀNH VI 1.10 0.98 26.47 56.00 15.44 3.84 0.72

Nguồn : Số liệu điều tra, 2011

Kiểm soát hành vi cảm nhận là yếu tố tác động đến xu hướng chọn báo in của bạn đọc báo Tuổi Trẻ. Với kết quả bảng khảo sát, cho thấy bạn đọc đánh giá cao với thành phần này (điểm số 3.84), chỉ có 2,08% không đồng ý, 26,47% cho rằng trung bình và 71,44% bạn đọc đồng ý.

Qua Bảng 4.7 ta thấy kiểm soát hành vi cảm nhận được đánh giá mức độ cao nhất

chính là sự thuận tiện trong việc đọc báo (điểm số 4.01). Với báo in bạn đọc có thể làm chủ bản thân về lựa chọn thời gian, không gian đọc báo, đọc bất cứ nơi nào, bất cứ thời

gian nào mà bạn đọc muốn, đó chính là đặc điểm quan trọng khác biệt giữa báo in và báo

điện tử. Ở trên đường phố Sài Gòn, có rất nhiều sạp báo và đâu cũng thấy người đọc báo -

đọc mọi lúc, mọi nơi, mọi tư thế, mọi hoàn cảnh. Đặc biệt nhất là tầng lớp lao động bình

dân như bán hàng, xe ôm, xích lô, thợ… đọc báo rất nhiều

Kế đến là việc đánh giá đọc báo in Tuổi Trẻ bạn đọc cảm nhận được ngoài nhu cầu

thông tin bạn đọc còn có thêm được những kiến thức cho bản thân (3.95) và bạn đọc cũng

cho rằng họ có thể hiểu được phần lớn nội dung trên báo in (3.90). Điều này có thể lý giải

một phần đối tượng bạn đọc của báo TT phần lớn là đối tượng có trình độ học vấn nhất định nên sự cảm nhận về nội dung có phần sâu hơn. Bên cạnh đó cho thấy tòa soạn đã xác

______________________________________________________________________________

định đúng hướng trong việc sẽ đưa những thông tin nào lên mặt báo là cần thiết và được độc giả đón đọc vì bạn đọc quan tâm đến nhiều nội dung được đề cập trên báo.

Kể từ khi báo tăng giá từ năm giữa năm 2008, thì số lượng phát hành có giảm một

phần và một trong những lý do giảm số lượng đó chính là do giá báo. Từ bảng khảo sát ta

cũng thấy lý do này là đúng tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không cao. Vẫn có 65,44% bạn đọc đồng ý giá báo hiện nay là hợp lý so với thị trường báo chí chứ không quá cao (3.74).

Theo số liệu khảo sát thu nhập của bạn đọc báo TT in phần lớn là những người có thu

nhập từ trung bình trở lên, và ngoài mua báo TT, họ còn có khả năng tài chính để mua

thêm một số loại báo in khác để phục vụ nhu cầu thông tin của bản thân.

Về mức độ cảm nhận những nội dung trên báo in, bạn đọc đánh giá mức độ các bài

báo đồng quan điểm với bạn đọc chưa cao (điểm trung bình 3.74). Một trong những yếu

tố tạo nên sức hấp dẫn tờ báo không chỉ thông tin phải nhanh nhạy mà còn phải có “chính

kiến’’ đối với các thông tin được phản ánh. Nếu tờ báo chỉ có thông tin để thông tin thì khó lòng đáp ứng được mong đợi của bạn đọc. Tuy nhiên chính kiến ấy phải đại diện cho được quan điểm và chính kiến của đông đảo bạn đọc thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm trung bình thấp nhất là sự cảm nhận của bạn đọc về tiết kiệm thời gian khi chỉ đọc mỗi báo in Tuổi Trẻ (3.70 điểm). Đối tượng bạn đọc của báo Tuổi Trẻ thuộc rất

nhiều lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội, do đó thông tin trên báo cũng cần phải đa dạng, đáp ứng được nhu cầu thông tin của số đông bạn đọc. Qua khảo sát cũng cho thấy bạn đọc

ngoài báo TT thì có đọc thêm một số loại báo khác để bổ sung thông tin. Trong đó tờ báo được nhiều bạn đọc chọn là Thanh Niên với 58,1%, kế đến là Pháp Luật và Người Lao Động và cả những báo điện tử như VietNamNet,VnExpress, Dân Trí, ...

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi trẻ tại TPHCM doc (Trang 82 - 83)