MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi trẻ tại TPHCM doc (Trang 62 - 63)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ

Việc xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa vào sự hiểu biết của người nghiên cứu và kết quả nghiên cứu sơ bộ định tính thông qua kỹ

thuật thảo luận tay đôi với những bạn đọc của báo Tuổi Trẻ và một số nghiên cứu trước. Mô hình nghiên cứu đề nghị chủ yếu dựa theo thuyết hành vi dự định (TBP). Mô hình sử

dụng những nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng hành vi là thái độ, chuẩn chủ quan và kiểm

soát hành vi cảm nhận. Nhưng trong nghiên cứu này tác giả tách nhân tố thái độ đối với

sản phẩm thành 2 nhân tố là chất lượng nội dung và hình thức của tờ báo (là 2 đặc trưng

chính của một sản phẩm báo chí). Bên cạnh đó tác giả cũng kế thừa dựa trên những

nghiên cứu trước đã nêu như trong mô hình 1, kế thừa các nhân tố thái độ, ảnh hưởng xã hội, kiểm soát hành vi; và trong mô hình 2 và 3 kế thừa các nhân tố về sự ảnh hưởng của

những người thân đến xu hướng hành vi. Nhưng mục đích của đề tài nghiên cứu là khảo

sát những bạn đọc đang đọc báo TT nhưng với loại hình khác nhau, từ đó tìm hiểu những

yếu tố hình thành nên việc chọn đọc báo in hay báo điện tử của bạn đọc để định hướng

phát triển trong tương lai. Vì vậy mô hình thuyết hành vi dự định không được ứng dụng

hoàn toàn là những yếu tố ảnh hưởng dẫn đến xu hướng hành vi rồi mới hình thành nên hành vi thật sự. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện khảo sát những bạn đọc đã thực hiện hành vi thật sự để tìm hiểu những yếu tố hình thành nên sự khác nhau giữa hai hành vi là đọc báo in hoặc báo điện tử để từ đó xác định lại xu hướng chung và định hướng xu hướng đó trong tương lai. Vì thế, người nghiên cứu phải dựa trên cơ sở lý luận được tổng hợp và các một số mô hình nghiên cứu thực tế của những luận văn tương tựđể đề xuất các khái niệm và mô hình lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu này

______________________________________________________________________________

Như đã đề cập ở trên, mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu xu hướng lựa chọn giữa báo in và báo điện tử, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị của đề tài.

Hình 3.2 : Mô hình nghiên cứu đề nghị

Từ mô hình nghiên cứu đề nghị, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau :

Giả thuyết H1 : Chất lượng nội dung có ảnh hưởng dương đến xu hướng lựa chọn

Giả thuyết H2 : Hình thức có ảnh hưởng dương đến xu hướng lựa chọn

Giả thuyết H3 : Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng dương đến xu hướng lựa chọn

Giả thuyết H4 : Kiểm soát hành vi cảm nhận có ảnh hưởng dương đến xu hướng

lựa chọn

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích xu hướng lựa chọn báo in và báo điện tử của bạn đọc báo Tuổi trẻ tại TPHCM doc (Trang 62 - 63)