Các đối tượng giữ vai trị chính trong việc xây dựng một hệ thống kiểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp dịch vụ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 29)

1.2.2. Mục tiêu đánh giá, dự báo, ngăn ngừa rủi ro cho doanh nghiệp

1.5. Các đối tượng giữ vai trị chính trong việc xây dựng một hệ thống kiểm

sốt nội bộ phù hợp:

Có nhiều nguồn lực hỗ trợ nhân viên quản lý các hệ thống, quy trình kiểm soát nội bộ. Các nguồn lực chủ yếu bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc và Bộ phận kiểm tốn nội bộ.

Nhìn chung, trong khi tất cả nhân viên chịu trách nhiệm về chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đảm bảo có một hệ thống kiểm sốt nội bộ tốt, đề ra các chính sách phù hợp nhằm duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, thường xuyên đảm bảo hệ thống kiểm sốt nội bộ vận hành một cách có hiệu quả cũng như đầy đủ trong việc quản trị rủi ro.

Ban Giám Đốc sẽ chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện các chính sách của Hội đồng quản trị; xác định và đánh giá các rủi ro chủ yếu; thiết kế, vận hành và theo

dõi hệ thống kiểm soát nội bộ.

Bộ phận kiểm toán nội bộ (nếu hiện diện trong doanh nghiệp) chủ yếu chịu trách nhiệm hỗ trợ Ban Giám Đốc trong các nhiệm vụ giám sát, điều hành thơng qua các cuộc kiểm tốn, các ý kiến tư vấn độc lập nhằm đánh giá, phát huy hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Bộ phận này không được là thành viên của phịng kế tốn vì

các biện pháp kiểm sốt nội bộ cũng áp dụng cho cả phịng kế tốn. Cụ thể, họ có trách nhiệm kiểm tra:

Việc tuân thủ các quy trình và chính sách, vốn là một phần của hệ thống kiểm sốt nội bộ của cơng ty.

Việc tuân thủ các chính sách và quy trình kế tốn cũng như việc đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.

Xác định các rủi ro, các vấn đề và nguồn gốc của việc kém hiệu quả và xây

dựng kế hoạch giảm thiểu những điều này.

Kiểm toán nội bộ báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị.

Do đó, với một kiểm tốn nội bộ làm việc hiệu quả, hệ thống kiểm soát nội bộ của

công ty sẽ liên tục được kiểm tra và hồn thiện.

Sau cùng, vì hệ thống kiểm sốt nội bộ và công tác quản trị rủi ro là một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý các doanh nghiệp, Ban Giám Đốc cần được tư vấn tốt để huy động nguồn lực, nhằm xem xét hiện trạng của các quy trình giám sát và hệ thống kiểm soát nội bộ tùy theo từng thời điểm. Kết quả của các cuộc kiểm tra này sẽ giúp xác định các biện pháp hoàn thiện liên tục trong thời gian trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp dịch vụ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)