Các giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp dịch vụ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 72)

1.2.2. Mục tiêu đánh giá, dự báo, ngăn ngừa rủi ro cho doanh nghiệp

3.3. Các giải pháp hoàn thiện

3.3.1. Giải pháp chung:

(1) Khơng ngừng hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam, đặc biệt liên

quan đến doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý ổn định. Điều này giúp doanh nghiệp

an tâm để lập kế hoạch quản lý rủi ro và củng cố các hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp. Nhà nước ban hành quy định cụ thể để nâng cao trách nhiệm kiểm soát của doanh nghiệp chẳng hạn báo cáo tài chính của các doanh nghiệp cần được bộ phận kiểm toán độc lập xác nhận, từ đó các doanh nghiệp sẽ hồn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

(2) Nhà nước nâng cao tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp

trong trong công việc phổ biến các luật, thông tư và quy đinh mới được ban hành. Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực tư vấn như tư vấn pháp luật,

để giúp doanh nghiệp hiểu biết rộng rãi về các hoạt động liên quan đến môi trường kinh doanh để cập nhật thơng tin và có biện pháp xử lý kịp thời.

(3) Xây dựng hệ thống lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng sát với

thực tiễn, dễ hiểu và phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp thơng qua việc khuyến khích, tài trợ của Nhà nước cho việc nghiên cứu lý luận này ở các Viện nghiên cứu,

3.3.2. Giải pháp cụ thể:

- Thông thường, các chủ doanh nghiệp tin rằng tuyển một kiểm toán viên về rồi thành lập ra bộ phận kiểm tốn nội bộ thì hệ thống kiểm sốt nội bộ sẽ được cải tiến

đáng kể. Câu trả lời thường không phải như vậy, bởi kiểm toán nội bộ thực ra là

hoạt động chuyên môn thực hiện việc xem xét tính trung thực, tính tuân thủ của hệ thống thông tin và các hoạt động khác trong nội bộ đơn vị và bản thân nó cũng là một bộ phận không tách rời của hệ thống kiểm sốt nội bộ, khơng thể thay thế cho hệ thống kiểm sốt nội bộ và cũng khơng phải nền tảng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Xin lưu ý là hệ thống kiểm sốt nội bộ chính là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt nếu hệ thống quản lý có vấn đề, chẳng hạn như vấn đề nhân sự và quan hệ giữa các trưởng bộ phận. Khi đó cần tập trung giải quyết vấn đề của hệ thống quản lý trước. Và nếu hệ thống kiểm soát nội bộ chưa phát triển thì bộ phận kiểm tốn nội bộ thường ở vị trí “đứng ngồi” q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó sẽ khó đem lại hiệu quả như mong muốn.

- Do vậy có thể nêu ra một số giải pháp cụ thể để tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp:

(1) Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý để tạo ra sự gắn kết giữa các bộ phận khi

thực hiện mục tiêu chung của đơn vị và đặt các bộ phận này trong sự kiểm soát của một bộ phận chuyên trách trực thuộc Hội đồng quản trị để từ đó có những thơng tin nhanh nhạy và có những chỉ đạo hữu hiệu từ các nhà quản trị cấp cao.

(2) Cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ từ cơng tác quản lý tài chính đây là một trong những nội dung nền tảng của hệ thống kiểm sốt nội bộ. Kiểm sốt tài chính là kiểm sốt hầu hết các q trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: kiểm soát

chi (liên quan đến mua hàng), thu (liên quan đến bán hàng), chi phí (liên quan đến

sản xuất), báo cáo tài chính (sự chính xác và đáng tin cậy của các số liệu, liên quan

đến tất cả hoạt động), kiểm sốt cơng tác kế hoạch, dự toán (kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch đầu tư)... Những công việc này liên quan đến việc tổ chức đội

thống báo cáo từ các bộ phận. Ở mức độ cao hơn, việc kiểm sốt này có thể được tin học hóa, chẳng hạn như sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

(3) Bên cạnh đó, một vấn đề khơng kém phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ là con người. Đây là vấn đề phức tạp của doanh nghiệp hiện nay, vì dù có xây dựng hệ thống kiểm sốt nội bộ hồn chỉnh đến mấy mà nhân viên

khơng có đủ trình độ, đạo đức thì doanh nghiệp đó cũng gặp rủi ro dẫn đến thất bại

trong kinh doanh. Chính vì thế, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực rõ ràng, cụ thể.

(4) Trong môi trường kinh doanh doanh nghiệp luôn luôn phải đương đầu với vô

số những rủi ro khơng lường trước được, do đó việc nâng cao ý thức phịng chống

rủi ro ở tồn bộ nhân viên, nhà quản lý là điều cần thiết. Từ đó, nhân viên có kế

hoạch quản lý rủi ro dần dần hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ.

Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc thiếp lập hoạt động kiểm soát của

từng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, đồng thời giám sát, kiểm tra và nhắc nhở việc tuân thủ các thủ tục kiểm sốt, chính sách mà doanh nghiệp đã đề ra.

Tạo thói quen sử dụng dịch vụ bảo hiểm là cách thức chuyển giao rủi ro

được sử dụng phổ biến ở các nước. Sử dụng bảo hiểm không những giúp cho

doanh nghiệp tồn tại sau những tổn thất bất ngờ mà cịn tạo thói quen kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tạo thói quen sử dụng các dịch vụ tư vấn để doanh nghiệp được hỗ trợ về các lĩnh vực pháp luật, thuế, tài chính, kế tốn, kiểm tốn… nhằm nắm bắt ngay

nhưng thay đổi từ các chính sách của Nhà nước để có kế hoạch ứng phó kịp thời.

Tóm lại, điều mẫu chốt của hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu là người lãnh

đạo cao nhất của đơn vị phải có quan điểm đúng đắn và coi trọng đúng mức cơng

tác kiểm sốt, đó là căn cứ quan trọng để thiết lập và vận hành có hiệu quả hệ thống kiểm sốt nội bộ góp phần quan trọng để duy trì cơng tác quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp dịch vụ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)