Thông tin truyền thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp dịch vụ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)

1.2.2. Mục tiêu đánh giá, dự báo, ngăn ngừa rủi ro cho doanh nghiệp

2.3. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp dịch vụ cụ thể là

2.3.3.4. Thông tin truyền thông

- Doanh nghiệp đã xây dựng thêm một hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu phòng chống sự cố mất thông tin số liệu.

- Doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống bảo vệ số liệu phòng ngừa sự truy cập, tiếp cận của những người khơng có thẩm quyền thông qua việc cung cấp mật khẩu cho nhân viên vận hành máy tính.

- Doanh nghiệp đã cài đặt phần mềm diệt virus trên tất cá các máy. Tuy nhiên,

sau đó khơng được thường xuyên kiểm tra và cập nhật lại phần mềm này bởi bộ

phận quản lý IT.

- Doanh nghiệp tạo các nguồn dữ liệu chung cung cấp cho các bộ phận tồn cơng ty.

- Doanh nghiệp tạo sự phân quyền cho các bộ phận trong việc truy cập thông tin,

ngăn chặn truy cập các trang Web không được phép.

- Doanh nghiệp tiến hành chọn ngẫu nhiên đột xuất vài máy tính cá nhân để kiểm tra công việc của nhân viên và phòng chống việc cung cấp thơng tin ra bên

ngồi (đối thủ cạnh tranh).

- Doanh nghiệp đã thiết lập hộp thư điện tử cho phép nhân viên báo cáo về các hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tạo văn hóa làm việc qua thư điện tử giúp cho thông tin luôn

được truyền đạt nhanh chóng. Tuy nhiên, trong q trình trao đổi thông tin từ cấp

lãnh đạo xuống cấp quản lý trực tiếp, rồi cấp quản lý trực tiếp xuống nhân việc thực hiện không được thể hiện đầy đủ do một số nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan.

Tóm lại, nhìn chung doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống thông tin và truyền thông khá hữu hiệu, nhưng vừa qua doanh nghiệp đã xảy ra hiện tượng rị rĩ thơng tin ra bên ngồi do có nhân viên của bộ phận quản trị mạng làm nội gián cho doanh nghiệp đối thủ, do đó yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng

2.3.3.5. Giám sát:

- Doanh nghiệp có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch so với chỉ tiêu, kế hoạch đã định thể hiện ở các báo cáo của kế toán hàng tháng, hàng quý và

hàng năm (như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo công nợ, báo cáo

tình hình thực hiện dự án, báo cáo chi phí văn phịng theo ngân sách). Khi phát hiện sai lệch, doanh nghiệp đã triển khai các biện pháp điều chỉnh thích hợp.

- Doanh nghiệp đã yêu cầu các cấp quản lý trung gian báo cáo ngay với lãnh đạo về mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận, về các vi phạm nội quy, quy định của doanh nghiệp cũng như quy định của luật pháp hiện hành có khả năng làm giảm uy tín doanh nghiệp và gây thiệt hại về kinh tế.

- Doanh nghiệp đã tiến hành kiểm toán độc lập định kỳ hàng năm.

- Bộ phận kiểm toán nội bộ chưa được thiết lập và thực hiện, vai trò của Ban kiểm soát chưa thực sự phát huy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua khảo sát mẫu doanh nghiệp dịch vụ ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và doanh nghiệp dịch vụ đang cơng tác nói riêng, Chương 2 đã phác thảo

được bức tranh tổng thể về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam. Ở các doanh nghiệp dịch vụ đã có nhận thức và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ cho đơn vị mình, tuy nhiên việc triển khai chưa được tiến hành một cách bài bản, chỉ mang tính tự phát của nhà quản lý nên hệ thống kiểm soát nội bộ chưa thực sự phát huy cao hiệu quả để góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp dịch vụ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)