Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp chưa có tính bắt buộc nên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chức năng đại diện cho người lao động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp FDI trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công, thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)

3.3 Nguyên nhân Công đoàn cơ sở chưa đại diện được cho người lao động 26 

3.3.1Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp chưa có tính bắt buộc nên

Cơng đồn cơ sở khó u cầu người sử dụng lao động thương lượng thỏa ước

TƯLĐTT thể hiện sự thỏa thuận về lợi ích của tập thể NLĐ với NSDLĐ. Ngay khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động doanh nghiệp thương lượng TƯLĐTT để

giảm phát sinh tranh chấp lao động về lợi ích, giúp QHLĐ tại doanh nghiệp được

phát triển lành mạnh, hài hòa. Tuy nhiên, BLLĐ vẫn chưa có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải thương lượng tập thể và chưa qui đinh cụ thể qui trình thương lượng, ký kết TƯLĐTT.

Thực tế trong quá trình tác giả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp cho thấy nội dung TƯLĐTT do bộ phận quản lý nhân sự của doanh nghiệp soạn thảo và được sao chép nguyên quyền và nghĩa vụ cho NLĐ theo BLLĐ nên lợi ích cho NLĐ khơng được thể hiện trong TƯLĐTT. Qui trình thực tiễn việc xây dựng TƯLĐTT thực hiện tại doanh nghiệp FDI diễn ra như sau:

Hình 3.9 Trình tự xây dựng thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp

Từ qui trình thương lương TƯLĐTT này đã cho thấy BCH CĐCS chưa thực hiện vai trò đại diện của mình trong việc thu thập và lấy ý kiến của NLĐ cũng như thơng

tin với NLĐ trong q trình đàm phán với NSDLĐ. Do vậy, NLĐ không nhận thấy CĐCS thực sự vì lợi ích của tập thể NLĐ. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đình cơng ln xảy ra trước thương lượng và có TƯLĐTT nhưng vẫn xảy ra đình

cơng do CĐCS khơng đảm bảo vai trò đại diện và bảo vệ cho quyền lợi của NLĐ. Thực tế số lượng đăng ký TƯLĐTT tại thành phố HCM còn thấp được thể hiện tại bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2 Tình hình đăng ký TƯLĐTT ở TP. Hồ Chí Minh

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Số lượt đăng ký 561 515 598 489 736 735 1263

Nguồn: Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, 2009.

Tóm lại, CĐCS cịn phụ thuộc vào NSDLĐ thì khơng thể có vị thế để thương lượng

được TƯLĐTT với NSDLĐ bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Tuy nhiên, qui trình

thương lượng TƯLĐTT khơng qui định vào Bộ luật lao động thì các doanh nghiệp sẽ xây dựng thỏa ước một cách đối phó với cơ quan quản lý Nhà nước, khơng có lợi ích tăng thêm của NLĐ thì TƯLĐTT sẽ khơng phát huy tác dụng nên đình cơng về lợi ích vẫn sẽ tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chức năng đại diện cho người lao động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp FDI trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công, thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 37)