Thực trạng Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp FDI ở thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chức năng đại diện cho người lao động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp FDI trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công, thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)

THỰC TRẠNG –NGUN NHÂN

3.1 Thực trạng Cơng đồn cơ sở tại các doanh nghiệp FDI ở thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có vốn FDI nhiều nhất và có hoạt động kinh tế phát triển nhất Việt Nam. Đến cuối năm 2009, thành phố thu hút được 3.140 dự án, chiếm 28,6% tổng số dự án FDI vào Việt Nam (Xem phụ lục 2: Mười nước có

nhiều dự án đầu tư nhất tại Việt Nam). Tuy nhiên, đình cơng tại khu vực FDI của

thành phố tăng nhanh và đến nay chưa có cuộc đình cơng nào được cơng nhận là

hợp pháp.

Hình 3.5 Tình hình đình cơng tại doanh nghiệp FDI ở TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh

926 vụ chiếm 31,56% tổng số vụ. Trung bình mỗi năm thành phố xảy ra 62 vụ, chiếm gần 42% số vụ đình cơng trong cả nước. Khu vực FDI là 524 vụ, chiếm

56,7% tổng số vụ xảy ra trên địa bàn thành phố, trong khi khu vực Nhà nước chiếm 4,4% và khu vực tư nhân chiếm 37,7% tổng số vụ đình cơng trong cả nước.

Hình 3.6 Đình cơng tại TP. HCM phân theo loại doanh nghiệp (từ 1995-2009)

Nguồn: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh.

Nội dung của các cuộc đình cơng tại TP. Hồ Chí Minh cũng nhiều thay đổi. Trước

đây, nguyên nhân NLĐ đình cơng do NSDLĐ vi phạm pháp luật lao động, xung đột

về văn hóa nhưng CĐCS khơng bảo vệ được quyền theo BLLĐ cho họ. Hiện nay,

đình cơng diễn ra chủ yếu về lợi ích. Nghiên cứu của Lee (2006) cũng cho thấy

ngun nhân đình cơng từ thập niên 1990 tại khu vực FDI là do khác biệt về văn hóa (một nửa đình cơng trước năm 2001 là do sự đánh đập, xúc phạm của người

quản lý với công nhân) nhưng trong giai đoạn hiện nay là do cường độ làm việc

trong doanh nghiệp FDI cao hơn. Ý kiến này trùng hợp với ý kiến tác giả phỏng vấn các chuyên gia về giải quyết đình cơng khi thực hiện đề tài này.

Các cuộc đình cơng trong thời gian qua đều khơng có sự tổ chức, lãnh đạo của

CĐCS nên các thủ tục đình cơng khơng được thực hiện theo luật định và khơng có sự phân biệt về TCLĐTT về quyền hay về lợi ích ngay khi phát sinh tranh chấp nên

đều bị coi là đình cơng tự phát và trái pháp luật. Nội dung tranh chấp về lợi ích có

xu hướng tăng so với nội dung tranh chấp về quyền.

Hình 3.7 Xu hướng nguyên nhân đình cơng

Nguồn: Lee (2006), trang 3.

Hầu hết các cuộc đình cơng tại các doanh nghiệp FDI xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh tập trung chủ yếu ở ngành giày da, may mặc có vốn Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nguyên nhân đình cơng tập trung tại các doanh nghiệp này một phần là do doanh nghiệp của các nước này đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là các ngành thâm dụng lao

động, tận dụng nguồn nhân công rẻ. Đời sống của NLĐ làm việc tại các doanh

nghiệp này rất khó khăn, người lao động ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có mức lương cao hơn nên rất dễ xảy ra tranh chấp. Mặc khác, các quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan thường quản lý người lao động theo mơ hình cơng ty gia đình gia đình, mang tính chất mệnh lệnh cao nên dễ xảy ra xung đột giữa NLĐ với

người quản lý, đặc biệt là các quản lý người nước ngoài. Trong 4 tháng đầu năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh xảy ra 16 vụ đình cơng ở các doanh nghiệp may mặc tại khu vực này. Tất cả các cuộc đình cơng này đều khơng có CĐCS đại diện tổ

chức lãnh đạo đình cơng.

Hình3.8 Tỷ lệ đình cơng phân theo ngành nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Sở Lao động–Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh (Số liệu từ tháng 1-4/2010)

Qua đó cho thấy khi QHLĐ chuyển đổi từng ngày do kinh tế phát triển nên áp lực đối với CĐCS sẽ ngày càng cao hơn. CĐCS không chỉ bảo vệ theo luật mà phải có

khả năng thương lượng tăng thêm lợi ích cho NLĐ theo sự phát triển doanh nghiệp, dung hòa các mối quan hệ tại doanh nghiệp để xây dựng quan hệ hài hòa, giúp các bên trong quan hệ lao động cùng có lợi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chức năng đại diện cho người lao động của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp FDI trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công, thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 31)