Giải pháp về phương pháp khuyến nông, nội dung và kinh phí hoạt

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 72 - 83)

- Hoàn thiện phương pháp tập huấn kỹ thuật

Xác định các chủ đề tập huấn: xuất phát từ nhu cầu của dân, do dân đòi hỏi hơn là tập huấn theo kế hoạch.

Cần tăng cơ hội cho nông dân học tập qua làm thử, thực hành, làm mẫu. Có thể tập huấn ngay trên đồng ruộng của người nông dân.

Cán bộ khuyến nông cần có kiến thức và kỹ năng phát triển đồng, để buổi tập huấn có hiệu quả cán bộ KNV cơ sở nhất là sự có mặt của cán bộ cơ sở tại địa phương có vai trò quan trọng.

Nguồn kinh phí cho buổi tập huấn nên tập trung vào trang thiết bị để tập huấn một cách hiệu quả hơn là cấp kinh phí cho người đi tập huấn.

Đối tượng tham gia tập huấn thực sự là những người nông dân có nhu cầu, tạo điều kiện cho cả những hộ sản xuất nông nghiệp chưa tốt tham gia.

- Đối với hoạt động xây dựng mô hình trình diễn

Lựa chọn kỹ thuật tiến bộ phù hợp với từng địa phương, mô hình phải đơn giản dễ tiếp thu.

Lựa chọn địa điểm mô hình: Trạm cần nắm vững điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng xã, tìm hiểu nắm rõ nhu cầu của người dân trước khi triển khai thực hiện mô hình.

Lựa chọn hộ tham gia: chọn những nông dân tình nguyện, năng động có uy tín trong cộng đồng, biết chia sẻ kinh nghiệm với người dân.

Có kế hoạch sớm, cụ thể để xây dựng mô hình: thời vụ, thời điểm triển khai, cung cấp giống, vật tư đảm bảo chất lượng cho mô hình.

Trong quá trình thực hiện, trạm cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, trong việc theo dõi kiểm tra giám sát mô hình.

Mô hình cần được tổng kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Mô hình tốt cần tổ chức tham quan, hội thảo phổ biến rộng rãi cho nông dân.

- Nguồn kinh phí phân cho các chương trình theo sự quy định nhưng phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương cụ thể:

+ Đầu tư kinh phí không chỉ chú trọng vào xây dựng các mô hình trình diễn, cần giàn trải cho các hoạt động khác như tham quan, hội thảo, thông tin tuyên truyền.

+ Kiến nghị Nhà nước, tỉnh cần tăng thêm ngân sách cho hoạt động khuyến nông. Trạm khuyến nông cần chủ động trong việc hợp tác với các nhà tài trợ, các doanh nghiệp để bổ sung thêm kinh phí và dự án khuyến nông.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong suốt 18 năm phát triển trạm khuyến nông huyện Tràng Định đã kiện toàn hệ thống từ trạm đến cơ sở. Trạm đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ cấp trên giao triển khai các công tác khuyến nông rộng khắp trên địa bàn huyện đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

- Tổ chức hệ thống khuyến nông Tràng Định gồm 2 cấp: Cấp huyện và cấp xã. Trạm khuyến nông có đội ngũ cán bộ tương đối dày dặn về kinh nghiệm tuy nhiên số lượng chỉ có 05 cán bộ còn ít chưa đa ngành. Đội ngũ cán bộ KNV cơ sở gồm 29 đồng trí đa phần còn trẻ và năng động tuy nhiên họ đa phần là mới nhận công tác còn thiếu kinh nghiệm và năng lực làm việc chưa cao. Chính sách đãi ngộ với CBKN còn thấp khiến họ chưa yên tâm và nhiệt tình trong công tác.

- Về các hoạt động khuyến nông: Trạm khuyến nông huyện Tràng Định tuy mới thành lập nhưng đã có rất nhiều đóng góp tích cực trong việc thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng vật nuôi làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi, đưa nền kinh tế nông nghiệp của huyện chuyển sang một bước phát triển mới. Trạm đã có các nội dung hoạt động khuyến nông tương đối đầy đủ tuy nhiên hoạt động khuyến nông chủ yếu tập trung nhiều vào yếu tố kỹ thuật, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Các mô hình trình diễn nhiều khi còn mang tính áp đặt chưa phù hợp với thực tế địa phương do vậy hiệu quả đem lại chưa cao.

- Ngân sách dành cho hoạt động khuyến nông hàng năm tăng nhưng còn hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác chuyển giao TBKT trong thời kì mới.

5.2. Kiến nghị

Để hoạt động khuyến nông của trạm ngày càng đạt hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:

- Đối với trung tâm khuyến nông tỉnh Lạng Sơn và UBND huyện Tràng Định cần hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động khuyến nông cho phù hợp với thực tế hiện nay. Việc phê duyệt kế hoạch hàng năm cần phải được thực hiện sớm nhằm tránh gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động khuyến nông của Trạm.

Đối với trạm Khuyến nông huyện Tràng Định:

Cần nâng cao năng lực cho CBKN cả về trình độ chuyên môn và phương pháp, kỹ năng khuyến nông.

- Việc xây dựng mô hình trình diễn phải được tìm hiểu đánh giá để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của người dân địa phương.

- Cần đưa vào biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác khuyến nông cấp xã, mỗi thôn cần có một cộng tác viên khuyến nông.

- Cần thành lập và duy trì hoạt động các tổ chức khuyến nông tự nguyện của nông dân như CLB khuyến nông, làng khuyến nông tự quản, các nhóm nông dân sở thích… để thúc đẩy hoạt động khuyến nông.

- Tăng mức hỗ trợ vật tư cho nông dân vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ 100% chi phí cho nông dân nghèo khi tham gia xây dựng mô hình trình diễn.

- Cần tăng cường cán bộ chuyên ngành lâm nghiệp, kinh tế nông nghiệp và cán bộ chuyên ngành khuyến nông cho trạm khuyến nông huyện, ưu tiên cán bộ là nữ và là người dân tộc thiểu số.

- Cần sớm thành lập CLB khuyến nông, nhóm sở thích để thúc đẩy hoạt động khuyến nông.

- Trong công tác khuyến nông cần có sự phối kết hợp chặt chẽ từ tỉnh - huyện - cơ sở - bà con nông dân, cùng sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể.

- Đối với hộ nông dân: Nông dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất, cùng theo dõi và giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, tự nguyện tham gia và đóng góp ý kiến cho trạm hoàn thiện công tác của mình.

I.Thông tin chung:

1. Họ và tên:………Nam/Nữ: 2. Tuổi: ………Dân tộc: 3. Đơn vị công tác: ……… Chức vụ:

II. Thông tin chi tiết:

1. Anh (chị) tốt nghiệp trình độ gì? Đại học Trung cấp Cao đẳng

2. Anh (chị) đã được đào tạo ngành/ nghề nào?

Chăn nuôi - thú y Lâm nghiệp

Trồng trọt Quản lý KT

Nuôi trồng thủy hải sản Ngành khác

3. Năm anh (chị) bắt đầu tham gia công tác khuyến nông?... 4.Anh (chị) đã được đào tạo, tập huấn khuyến nông về những nội dung gì?

Kiến thức về lĩnh vực trồng trọt Kiến thức về lĩnh vực chăn nuôi Kiến thức về bảo vệ thực vật và thú y

Kiến thức khác ………..

5. Anh (chị) đã tham gia bao nhiêu khóa đào tạo, tập huấn dành cho CBKN?

Kỹ thuật nông lâm nghiệp (lớp) Phương pháp khuyến nông (lớp)

Nuôi trồng thủy hải sản (lớp)

Quản lý kinh tế (lớp)

Các lớp khác (lớp)

Kiến thức về lĩnh vực trồng trọt Kiến thức về lĩnh vực chăn nuôi Kiến thức về bảo vệ thực vật và thú y

Kiến thức khác ...

8. Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân? - Thuận lợi: - Khó khăn: 9. Anh (chị) đã tham gia xây dựng bao nhiêu mô hình trình diễn trong 3 năm (2009 - 2011)?...

11.Sự phân bố của các mô hình trình diễn chủ yếu theo lĩnh vực nào? Chăn nuôi thú y Trồng trọt Lâm nghiệp Thủy sản 12. Những thuận lợi, khó khăn anh (chị) gặp phải khi triển khai thực hiện mô hình trình diễn? Thuận lợi: ...

……….

Khó khăn: ...

……….

13. Với các lĩnh vực đã thực hiện thì đã đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương chưa?

Được Chưa được

Chưa được Một phần

14.Mong muốn và đề nghị đối với công tác khuyến nông trong thời gian tới?

………. Chữ ký CBKN Người điều tra

Ngày điều tra: ...

I. Thông tin chung:

Họ và tên: ………Nam/ nữ:……… Tuổi: ……… Dân tộc: ………. Trình độ văn hóa:

Địa chỉ: ...

II. Thông tin chi tiết

1. Sơ bộ về kinh tế của gia đình

Diện tích đất nông nghiệp: ... Tình hình chăn nuôi:

2. Gia đình có tham gia vào các mô hình trình diễn không?

Có Không

3. Tham gia mô hình về

Chăn nuôi - thú y Lâm nghiệp Trồng trọt Quản lý KT Kinh tế Ngành khác

4. Các mô hình đó có phù hợp với điều kiện kinh tế của đại đa số các hộ gia đình tại địa phương hay không?

Có Không

Khả năng áp dụng của các mô hình trình diễn thế nào?

Dễ áp dụng Khó áp dụng

- Khó khăn: ………

Anh (chị) cho biết mình được đào tạo, tập huấn về những nội dung gì? Kiến thức về trồng trọt Kiến thức về chăn nuôi Kiến thức về BVTV và thú y Kiến thức khác 6. Cho biết các khóa tập huấn mà anh (chị) tham gia có phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình không? Phù hợp Không phù hợp Ít phù hợp Nếu không phù hợp, tại sao?...

7. Khi tham gia các lớp tập huấn anh (chị) gặp phải những thuận lợi, khó khăn gì? - Thuận lợi: ………

………

- Khó khăn:………

……….

8. Anh (chị) cho biết hình thức tiếp nhận kiến thức, thông tin kỹ thuật mà hộ ưa thích?

Đào tập huấn

Trình diễn, hội nghị, hội thảo Tài liệu khuyến nông

Hàng xóm, bạn bè

Các phương tiện thông tin đại chúng

9. Anh (chị) cần CBKN hỗ trợ về lĩnh vực gì trong thời gian tới?

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp

như thế nào?

TT Kiến thức cần đào tạo Rất cầnMức độ cần thiếtCần Không cần

1 Kiến thức về trồng trọt 2 Kiến thức về chăn nuôi 3 Kiến thức về lâm nghiệp

4 KT phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng 5 KT phòng trừ dịch hại gia súc, gia cầm 6 KT bảo quản và chế biến nông sản 7 Nuôi trồng thủy hải sản

8 Kinh tế thị trường 9 Các kiến thức khác

12. Mong muốn của anh (chị) đối với công tác khuyến nông của huyện trong thời gian tới? ...

1. Cổng thông tin điện tử huyện Tràng Định;

http://www.langson.gov.vn/trangdinh/

2. Dương Văn Sơn (2008), Bài giảng kế hoạch và giám sát đánh giá khuyến nông, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

3. Dương Văn Sơn (2007), Bài giảng xã hội học nông thôn, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

5. Sơ lược về hình thành và phát triển hệ thống khuyến nông - khuyến ngư Việt Nam; http//:www.khuyennong vn.org.vn.

6. Hoạt động khuyến nông Việt Nam; http//:www. ctu.edu.vn/khuyennong.htm

7. Những thành tựu của khuyến nông Việt Nam, http//:www.khuyến nông Việt Nam.gov.vn/.

8. Phòng nông nghiệp và PTNT huyện Tràng Định: Niên giám thống kê năm 2011.

9. Trạm khuyến nông huyện Tràng Định (2009; 2010; 2011), Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông hàng năm.

10. Trạm khuyến nông huyện Tràng Định (2009; 2010; 2011), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm.

11.Trạm khuyến nông huyện Tràng Định 2011: báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tràng Định thời kỳ 2011 - 2020.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 72 - 83)