Đánh giá chung về thực trạng khuyến nông huyện Tràng Định

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 68 - 71)

Trong suốt 18 năm xây dựng và phát triển, Trạm khuyến nông huyện Tràng Định luôn phấn đấu vươn lên, chủ động sáng tạo trong công tác khuyến nông, đã tạo được niềm tin và là người bạn gần gũi, thân thiết của nhà nông. Niềm tin ấy đã tạo động lực khích lệ được đông đảo cán bộ khuyến nông nỗ lực phấn đấu vươn lên, tu dưỡng rèn luyện học tập công tác với mục tiêu “cán bộ khuyến nông huyện Tràng Định giỏi một việc, biết nhiều việc”.

Với những kết quả đã đạt được trong 18 năm qua, trạm khuyến nông huyện Tràng Định đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả, rèn luyện tay nghề cho nông dân, nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ KHKT, kinh nghiệm sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng nền nông nghiệp Tràng Định sinh thái, bền vững gắn với cảnh quan môi trường.

Tuy nhiên, ngoài những thành tích đã đạt được trạm khuyến nông huyện Tràng Định vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập cần sớm được điều chỉnh, khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa của hoạt động khuyến nông trong giai đoạn mới.

4.3.1. Điểm mạnh

- Về hệ thống tổ chức: Phân định rõ chức năng và nhiệm vụ khuyến nông giữa cấp huyện và xã.

+ Đội ngũ cán bộ khuyến nông của trạm có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt và thường xuyên chú trọng nâng cao năng lực.

+ Mạng lưới khuyến nông viên cơ sở được xây dựng trên toàn huyện, thường xuyên được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực. Mỗi xã có 1 khuyến nông viên cơ sở, ở cấp thôn xóm thì công tác khuyến nông được kiêm nhiệm bởi các cán bộ thôn có kinh nghiệm và hiểu rõ tình hình tại thôn.

+ Nghị định 56/CP và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định của Bộ NN & PTNT là cơ sở vững chắc để hệ thống khuyến nông huyện Tràng Định hoạt động và tự đổi mới.

+ Trạm khuyến nông Tràng Định có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, UBND huyện Tràng Định, trung tâm khuyến nông tỉnh, phòng nông nghiệp Tràng Định và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

- Về nội dung và kinh phí hoạt động khuyến nông:

Nguồn kinh phí được cung cấp từ nguồn ngân sách nhà nước, trung tâm khuyến nông Tỉnh Lạng Sơn và UBND huyện Tràng Định.

Hoạt động khuyến nông đã bám sát các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm của trung uơng và địa phương. Hoạt động khuyến nông đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng phát triển của nhà nước và của ngành tại địa phương.

4.3.2. Điểm yếu

- Về hệ thống tổ chức:

+ Nhân lực đội ngũ cán bộ khuyến nông của trạm còn mỏng, chủ yếu là cán bộ về trồng trọt và chăn nuôi, tính đa ngành ít.

+ Đội ngũ CBKN cơ sở chưa đồng đều về chất lượng, năng lực còn hạn chế, thiếu CBKN tâm huyết, say xưa với nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ của người khuyến nông viên.

+ Sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở còn hạn chế, thiếu hệ thống kiểm tra, giám sát các hoạt động khuyến nông.

- Về môi trường thể chế và chính sách:

+ Nhiệm vụ khuyến nông và quản lý chính sách nông nghiệp còn chung chung. Đầu tư cho khuyến nông chưa thực sự được quan tâm, thiếu sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể và sự lồng ghép giữa các chương trình/ dự án/ tổ chức còn yếu, sức hấp dẫn của công tác khuyến nông (công việc và quyền lợi) chưa cao, chính sách đãi ngộ chưa hợp lý.

+ Chính sách khuyến nông triển khai chủ yếu theo phương pháp từ trên xuống chưa kịp thời và phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương cũng như nhu cầu của người dân, do vậy khi xây dựng các mô hình trình diễn còn gặp nhiều khó khăn.

- Về nội dung và kinh phí hoạt động:

+ Hoạt động khuyến nông chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào xây dựng các mô hình để chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Những mô hình mang tính chất mô hình tổng hợp, gắn giữa mô hình trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề, chế biến… còn chưa có. Hoạt động khuyến nông, phát triển nông thôn chưa được quan tâm đầu tư tương xứng.

+ Sự tham gia của người dân trong xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát còn hạn chế.

+ Công tác tìm đầu ra cho thị trường hàng nông sản còn chưa được chú trọng nên gay trở ngại trong công tác vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

+ Ngân sách dành cho hoạt động khuyến nông từ tỉnh tới huyện đến cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ chế tài chính áp dụng trong hệ thống khuyến nông tạo ra một số khó khăn nhất định cho nông dân nghèo tiếp cận với dịch vụ khuyến nông do hình thức chủ yếu sử dụng trong hệ thống khuyến nông hiện nay là chuyển giao KHKT thông qua tập huấn và xây dựng mô hình. Với điều kiện thực tế của nông dân nghèo, cơ hội tham gia vào các mô hình khuyến nông hay tiếp cận với dịch vụ khuyến nông là rất hạn chế và nhiều rủi ro.

4.3.3. Cơ hội

- Nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp của thị trường trong và ngoài nước ngày càng cao. Trên địa bàn huyện Tràng Định nhu cầu về nông sản phẩm cũng ngày càng tăng, nhu cầu học hỏi áp dụng KHKT vào sản xuất, tìm hiểu thị trường cũng như các dịch vụ khuyến nông của người dân là rất lớn.

- Công tác khuyến nông được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn. Nghị định 56/CP quy định rõ vị trí và nhiệm vụ công tác khuyến nông các cấp. Các cơ quan chức năng của huyện đã có kế hoạch cải tổ hệ thống khuyến nông.

Đó chính là nền tảng để hệ thống khuyến nông Tràng Định có điều kiện hoạt động năng động, hiệu quả và bền vững.

- Có nguồn kinh phí thường niên từ Trung ương đến địa phương cho các hoạt động khuyến nông.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w