0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Công tác đào tạo, tập huấn kĩ thuật

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2011” PPT (Trang 57 -62 )

CBKN Trạm thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức về các phương pháp khuyến nông, nghiệp vụ sư phạm để có được kiến thức và kỹ năng truyền đạt tốt đến với đội ngũ KNV cơ sở và người nông dân.

Qua điều tra cho thấy, hàng năm CBKN Trạm thường xuyên tập huấn, đào tạo cho đội ngũ KNV cơ sở và hướng dẫn kĩ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho bà con nông dân.

* Tập huấn cho KNV cơ sở:

Để nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ KNV cơ sở, hàng năm trạm đã triển khai lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho 29 cán bộ KNV cơ sở với các nội dung sau:

- Các phương pháp khuyến nông. - Kỹ thuật thâm canh lúa, ngô.

- Các biện pháp phòng trừ cho sâu bệnh, vật nuôi.

- Phổ biến một số chủ trương chính sách của nhà nước và của tỉnh về chính - sách nông nghiệp.

Bảng 4.9: Tập huấn cho cán bộ KNV cơ sở huyện Tràng Định

TT Nội dung và số lượng khóa tập huấn Số người tham gia CC (%) 1 Kỹ thuật nông lâm nghiệp 29 100

- Từ 1 – 10 lớp 26 89,7

- Trên 10 lớp 3 10,3

2 Phương pháp khuyến nông 29 100

- Từ 1 – 10 lớp 28 96,5

- Trên 10 lớp 1 3,5

3 Nuôi trồng thủy hải sản 23 100

- Từ 1 – 10 lớp 23 100 - Trên 10 lớp 0 0 4 Quản lý kinh tế 0 0 - Từ 1 – 10 lớp 0 0 - Trên 10 lớp 0 0 5 Các lớp khác 0 0 - Từ 1 – 10 lớp 0 0 - Trên 10 lớp 0 0

(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2012)

Qua bảng 4.9 tổng hợp số liệu điều tra về tình hình tổ chức các lớp tập huấn cho CBKNV cơ sở thì có 29/29 người được hỏi nói rằng họ đã được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nông lâm nghiệp nhưng chỉ có 3 người (chiếm 10,3%) trong số đó được tập huấn trên 10 lớp còn lại là 26 người (chiếm 89,7%) được tham gia từ 1 – 10 lớp tập huấn về kỹ thuật nông lâm nghiệp. Số người được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp khuyến nông là 29/29 người được hỏi, trong đó có 28 người chiếm 96,5% được tham gia từ 1 – 10 lớp, 1 người được tham gia trên 10 lớp chiếm (3,5%). Số người tham gia tập huấn về nuôi trồng thủy hải sản là 23/29 người được hỏi, trong đó có 23 người chiếm (100%) được tham gia từ 1 – 10 lớp, số người tham gia trên 10 lớp là không có. Tuy nhiên các lớp tập huấn về lĩnh vực quản lý kinh tế và các lớp khác chưa có. Nguyên nhân Trạm chỉ tập trung tập huấn đào tạo các kỹ năng, kỹ thuật mới sát với mong muốn của đội ngũ CBKNV cơ sở và với yêu cầu thực tế của người nông dân. Vì vậy mà các lĩnh vực khác Trạm KN huyện chưa quan tâm nhiều. Đội ngũ CBKNV cơ sở còn non trẻ cho nên số người tham gia các lớp tập huấn chỉ từ 1 – 10 lớp, số người tham gia trên 10 lớp là rất ít, thiếu kinh nghiệm trong công tác KN.

Chính vì vậy trong thời gian tới, đội ngũ CBKN huyện Tràng Định cần được sự quan tâm hơn nữa từ Trung tâm KN tỉnh đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, tập huấn cho các CBKN trên các lĩnh vực, cần đổi mới cả về nội dung và phương pháp thực hiện các bài giảng tại các lớp tập huấn. Đồng thời cần nâng mức phụ cấp công tác cho khuyến nông viên cơ sở, có các cơ chế chính sách khen thưởng, khuyến khích đối với các khuyến nông viên hoạt động hiệu quả, nâng cao kiến thức, kỹ năng, lòng nhiệt huyết của CBKN đối với người nông dân.

* Tập huấn cho người nông dân:

Công tác tập huấn, huấn luyện nông dân là một trong những hoạt động quan trọng của công tác khuyến nông, là một trong những hình thức giáo dục, là quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của người dân, chuyển giao những cái mới để hoạt động sản xuất của người dân đạt hiệu quả, do vậy công tác tập huấn được tiến hành thường xuyên và liên tục.

Bảng 4.10: Kết quả tập huấn kỹ thuật cho nông dân của trạm khuyến nông

huyện Tràng Định trong 3 năm (2009 - 2011)

01 Tập huấn kỹ thuật Cuộc 25 25 20 70 100 80 90 02 Số người tham dự Người 1000 1000 800 2800 100 80 90 03 Số tài liệu cấp phát Bản 1000 1000 800 2800 100 80 90

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Tràng Định năm 2011)

Qua bảng 4.10 ta thấy, trong 3 năm trạm khuyến nông huyện đã tổ chức được 70 cuộc tập huấn kỹ thuật với số lượng người nghe là 2800 người, cấp phát được 2800 bản tài liệu kỹ thuật. Tuy nhiên kết quả tập huấn năm 2011 về số cuộc tập huấn, số người tham dự, số tài liệu cấp phát giảm 20% so với năm 2009 và năm 2010, dẫn đến tổng bình quân trong 3 năm chỉ đạt 90%. Nguyên nhân năm 2011 cung cấp kinh phí cho hoạt động tập huấn giảm so với năm 2009 và năm 2010 (thể hiện ở bảng 4.14). Vì vậy trong thời gian tới cần được sự quan tâm của trung tâm KN tỉnh Lạng Sơn cũng như Trạm KN huyện Tràng Định về phân bổ kinh phí một cách hợp lý cho các hoạt động KN đặc biệt là hoạt động đào tạo tập huấn để có kết quả và hiệu quả cao.

Mặc dù vậy, qua 3 năm (2009 - 2011) được sự chỉ đạo của cán bộ khuyến nông trạm đội ngũ cán bộ KNV cơ sơ kết hợp với các đoàn thể xã tập huấn lồng ghép chuyển giao KHKT cho bà con nông dân được 182 cuộc với 5460 lượt người nghe.

Bảng 4.11: Kết quả điều tra đánh giá của 60 hộ nông dân được KNV tập

huấn kỹ thuật tại 3 xã Đại Đồng, Đề Thám, Quốc Khánh về tài liệu tập huấn

Mức độ Đánh giá Đại Đồng (n = 20) Đề Thám (n = 20) Quốc Khánh (n =20) Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không Phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp Nội dung buổi tập huấn 18 02 0 17 02 01 17 01 02 Phương pháp tập huấn 15 03 02 16 03 01 13 05 02 Tài liệu tập huấn 18 02 0 19 01 0 17 02 01 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2012)

Qua bảng 4.11 ta thấy nội dung tập huấn tương đối phù hợp với bà con nông dân. Tuy nhiên về phương pháp tập huấn truyền đạt còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do trình độ của cán bộ KNV cơ sở vẫn còn yếu, sự non trẻ về mặt tuổi tác lẫn kinh nghiệm làm việc, còn rụt rè trong truyền đạt và trao đổi thông tin cán bộ và người dân chưa được tốt. Vì vậy trạm KN huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ KNV cơ sở để có những phương pháp tốt nhất cũng nhu nội dung phù hợp với nhu cầu của bà con nông dân.

Bảng 4.12: Các lĩnh vực mà nông dân cần CBKN hỗ trợ trong thời gian tới

(ĐVT: người, n = 60)

TT Kiến thức cần hỗ trợ

Số người yêu cầu

Rất cần Cần Không cần 1 Kiến thức về trồng trọt 50 10 0 2 Kiến thức về chăn nuôi 45 14 1 3 Kiến thức về lâm nghiệp 15 20 25 4 KT phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng 48 12 0 5 KT phòng trừ dịch hại cho gia súc, gia cầm 32 15 13 6 KT bảo quản và chế biến nông sản 2 12 46 7 Nuôi trồng thủy hải sản 25 18 17 8 Kinh tế thị trường 18 30 12

9 Kiến thức khác 13 20 27

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2012)

Qua bảng 4.12 ta thấy: các ý kiến mà người dân cần được hỗ trợ thì các kiến thức về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch hại cho gia súc, gia cầm, kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ lệ yêu cầu đào tạo cao với số ý kiến yêu cầu là từ 41,5% - 83%. Các kiến thức về bảo quản và chế biến nông sản, nuôi trồng thủy hải sản, kinh tế thị trường, các kiến thức khác thì chưa nhận được nhiều sự quan tâm của bà con nông dân, chỉ có từ 3,3% - 30% số ý kiến yêu cầu đào tạo về lĩnh vực này. Nguyên nhân có thể là do người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của các kiến thức về thông tin thị trường hay chế biến và bảo quản nông sản, mối quan tâm của họ chủ yếu là làm thế nào để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi nên họ ưu tiên cho các kiến thức về kỹ thuật sản xuất.

Để đáp ứng những nhu cầu đó của người nông dân đòi hỏi các CBKN cần hết sức nỗ lực phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt chưa được của công tác khuyến nông. Muốn làm được điều đó đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bà con nông dân

và CBKN để cùng nhau khắc phục những khó khăn vì mục tiêu nâng cao trình độ sản xuất, cải thiện đời sống cho nhân dân trong huyện.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀNG ĐỊNH TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2011” PPT (Trang 57 -62 )

×