Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 31 - 32)

a. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến vấn đề khuyến nông, các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện Tràng Định, Phòng nông nghiệp, Phòng thống kê, Phòng kinh tế. Các số liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tràng Định, các thông tin về hệ thống khuyến nông và các kết quả hoạt động khuyến nông của huyện Tràng Định.

Ngoài ra thông tin thứ cấp còn được thu thập từ mạng internet, sách, báo... về các vấn đề liên quan đến khuyến nông.

b. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với hộ nông dân thông qua một loạt các câu hỏi đóng câu hỏi mở và phù hợp với tình hình thực tế và

yêu cầu của đề tài nghiên cứu. Phỏng vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp.

- Phương pháp chuyên gia: đề tài có sự tham khảo ý kiến của các giảng viên chuyên môn, các cán bộ quản lý để rút ra kết luận có căn cứ khoa học.

- Phương pháp điều tra hộ: + Chọn hộ điều tra:

Tại 3 xã điều tra, áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: mỗi xã chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân để phỏng vấn bằng bộ câu hỏi định sẵn. Tổng số có 60 hộ được điều tra phỏng vấn.

Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu về hộ nông dân được điều tra như: tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, thông tin kinh tế gia đình, sự tham gia của họ vào các hoạt động khuyến nông cũng như mức độ chấp nhận các hoạt động đó.

- Phiếu điều tra cán bộ:

Chọn mẫu: lực lượng cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định gồm 05 cán bộ của trạm và 29 khuyến nông viên cơ sở. Tổng số 34 cán bộ được điều tra.

Nội dung phiếu điều tra: các thông tin về tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ, chuyên ngành và công tác hoạt động khuyến nông của họ tại cơ sở và các hoạt động chung trên địa bàn huyện.

Dựa vào kết quả thu thập được từ hộ nông dân, cán bộ khuyến nông; chúng tôi phân tích, xử lý số liệu từ đó phân tích đánh giá đúng về công tác hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn qua 3 năm 2009 - 2011.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 31 - 32)