Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 44 - 48)

a. Trồng trọt:

Huyện Tràng Định là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn vì vậy sản xuất nông lâm nghiệp luôn được chú trọng và là một trong những thế mạnh của huyện.

Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng qua 3 năm (2009 - 2011) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 DT (ha) NS (ta/ha) SL (Tấn) DT (ha) NS (ta/ha) SL (Tấn) DT (ha) NS (ta/ha) SL (Tấn) Lúa 5.523,5 43,5 24027,2 5.512 43 23701,6 5.745,5 47,5 27291,125 Ngô 2.010 56 11256 2.090 55 11495 2.211,5 58 12826,7 Sắn 635,7 96 6102,72 760 100 7600 890 120 10680 Khoai lang 171,9 39 670,41 130 42 546 135 41 553,5 Rau xanh 201 92 1849,2 232 93,7 2173,84 225 98 2205 Khoai tây 150 162 2430 190 165 3135 450 168 7560 Đỗ tương 96 18,6 178,56 100 20 200 102 21 214,2 Lạc 86 18 154,8 90 18,5 166,5 88 19,5 171,6 Thạch đen 2026 51,7 10474,42 2000 53 10600 2005 57 11428,5 Hồi 4220 20 8440 4224 21,5 9081,6 4230 21 8883 Cam, quýt 56 68 380,8 58 68,5 397,3 62 70 434

Qua 4.4. ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính tăng giảm không ổn định. Nguyên nhân năm 2010 thời tiết khô hạn kéo dài vào đầu vụ xuân, các hồ đập thiếu nước nên việc gieo trồng gặp nhiều khó khăn. Khắc phục sự cố năm 2011 các hồ đập tích trữ nước đủ nước, cung cấp một cách hợp lý nên nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng của các cây trồng trên đều tăng.

Cụ thể:

Về cây lúa: diện tích đất trồng lúa năm 2010 giảm 11,5 ha so với năm 2009, diện tích đất trồng lúa năm 2011 tăng 233,5 ha so với năm 2010, tăng 222 ha so với năm 2009.

Ngô: nhìn chung diện tích đất trồng ngô tăng qua các năm, năm 2011 tăng 121,5 so với năm 2010, tăng 201,5 so với năm 2009. Do Ngô phần lớn thường được người dân gieo trồng trên đất đồi, vì vậy việc các hồ đập thiếu nước không ảnh hưởng nhiều đến diện tích và năng suất ngô.

Huyện luôn chú trọng vào những cây đặc trưng mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây thạch đen và cây hồi, với diện tích gieo trồng tương đối lớn.

Diện tích đất trồng hồi năm 2009 là 4220 và tăng đều qua các năm. Do cây hồi rất hợp với khí hậu và đất đai của huyện, trồng và chăm sóc dễ thị trường ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được người dân tập nhất là các xã vùng cao tập trung tăng diện tích.

Về cây thạch đen: là cây trồng có thế mạnh của huyện, được gieo trồng với diện tích tương đối lớn và xuất khẩu sang Trung quốc. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích gieo trồng bị giảm xuống. Nguyên nhân do người dân thiếu hiểu biết, thiếu chính sách bình ổn giá cả, người dân bị chèn ép giá, thạch tồn kho với trữ lượng lớn người dân hoang mang, dẫn đến diện tích gieo trồng giảm dần qua các năm. Năm 2010 giảm 26ha so với 2009, năm 2011 giảm 21ha so với năm 2009.

Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu của huyện là cây đỗ tương và cây lạc, huyện Tràng Định có một diện tích đất phù sa sông suối thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng và phát triển, cùng với việc đưa các giống mới vào sản xuất nên trong vòng 3 năm diện tích, năng suất và sản lượng của cây công nghiệp hàng năm đều tăng.

Các loại cây ăn quả của huyện chủ yếu là cam, quýt tập trung chủ yếu ở xã Kim Đồng là đặc sản và là thế mạnh của xã cũng như của huyện. Thị trường tiêu thụ tương đối ổn định. Cho nên diện tích đất trồng cam quýt liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 2ha so với 2010, tăng 6ha so với 2009.

Trồng rừng mới cũng được chú trọng năm 2011 trồng mới được 1.135,85 ha.

Trong năm không có cháy rừng xảy ra.

b. Chăn nuôi:

Tình hình chăn nuôi của huyện trong 3 năm có xu hướng giảm, phần lớn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt mùa đông lạnh kéo dài và dịch bệnh hoành hành.

Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi của huyện qua 3 năm (2009 - 2011)

ĐVT: con

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011

So Sánh % 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ Tổng đàn trâu 14.216 14.277 13.437 100,43 94,11 97,27 Tổng đàn bò 1.026 1.191 985 116,08 82,7 99,39 Tổng đàn lợn 32.284 27.686 30.436 85,75 109,93 97,84 Tổng đàn gia cầm 412.600 347.635 441.810 84,25 127,09 105,67

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Tràng Định năm 2011)

Qua bảng 4.5 ta thấy bình quân tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện tăng trưởng không đồng đều. Cụ thể qua 3 năm tổng đàn trâu bình quân giảm 2,73%. Đàn bò giảm 0,61% nguyên nhân là do ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010, đầu năm 2011 và phương thức chăn thả gia súc của nhân dân vẫn theo tập quán cũ nên toàn huyện đã có 1.203 con trâu bò chết đói và rét; nhằm kịp thời khắc phục khó khăn, phòng chống đói rét cho đàn gia súc, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Lạng Sơn, ngay trong tháng 12/2010, UBND huyện đã cấp 189,63 triệu đồng để hỗ trợ mua thức ăn tinh phòng chống đói, rét cho trâu bò của 2.093 hộ nghèo và cận nghèo.

Phát triển chăn nuôi trâu bò giảm sút do thời tiết rét đậm rét hại và dịch bệnh đã làm chết một số lượng lớn trâu bò và do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp (do phá rừng), việc sử dụng sức kéo đã thay thế bằng cơ giới.

Tổng đàn lợn bình quân 3 năm giảm 2,16%. Tổng đàn lợn năm 2010 giảm 14,25% so với năm 2009 nguyên nhân do năm 2010 xuất hiện bệnh lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh, phải tiêu hủy một số lượng gia súc làm người dân hoang mang không giám chăn nuôi với số lượng lớn. Đến năm 2011 công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng và đạt hiệu quả cao. Năm 2011 tổng đàn lợn tăng 9,93% so với năm 2010.

Đàn gia cầm năm 2011 có 441,81 nghìn con, tăng 27,09% so với cùng kỳ năm 2010; bình quân 3 năm đàn gia cầm tăng 5,67%.

c. Về nuôi trồng thuỷ sản:

Mặc dù huyện Tràng Định có mạng lưới sông suối khá dày đặc, nhưng lại không chú trọng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi cá chỉ chiếm 150 ha do những hộ nông dân nuôi trồng tự cung tự cấp, chưa có hướng sản xuất rộng ra thị trường.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w