Đặc điểm lực lượng cán bộ khuyến nông huyện Tràng Định

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 54 - 57)

Trong tất cả mọi công việc nguồn nhân lực luôn là yếu tố vô cùng quan trọng và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc.Trong hoạt động khuyến nông cũng vậy con người, nhân lực luôn là yếu tố quyết định.vì vậy, trạm khuyến nông huyện Tràng Định luôn đặt vấn đề nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông lên hành đầu. Nguồn nhân lực của trạm được thống kê chia theo hai cấp là cán bộ khuyến nông ở trạm và khuyến nông viên cơ sở căn cứ theo trình độ đào tạo và chuyên ngành đào tạo.

Bảng 4.7: Thực trạng nguồn nhân lực cán bộ khuyến nông huyện Tràng Định ĐVT: người STT Trình độ CBKN của trạm KNV cơ sở Tổng số CBKN (người) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số 05 100 29 100 34 1 Đại học 05 100 03 10,35 08 2 Cao đẳng 0 0 0 0 0 3 Trung cấp 0 0 17 58,62 17

4 Chưa qua đào tạo 0 0 09 31,03 09

(Nguồn: trạm khuyến nông huyện Tràng Định năm 2011)

Qua bảng 4.7ta thấy, tổng số cán bộ khuyến nông của huyện là 34 người.trong đó có 05 cán bộ khuyến nông của trạm chiếm 17,24% và 29 khuyến nông viên cơ sở chiếm 82,76%.

Về trình độ:

Đội ngũ CBKN của Trạm tương đối hoàn thiện, số lượng là 05 cán bộ đều có trình độ đại học chiếm 100%, trong đó có 02 kĩ sư thú y, 02 kĩ sư trồng trọt, và 01 cán bộ PTNT.

Toàn huyện có 22 xã và 01 thị trấn với 29 KNV cơ sở là lực lượng tương đối hùng hậu. Tuy nhiên về trình độ còn nhiều bất cập, trong tổng số 29 KNV chỉ có 03 người có trình độ đại học chiếm 10,35%, trình độ cao đẳng chiếm 0%, trình độ trung cấp là 17 người chiếm 58,62%, chuyên ngành chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, chuyên ngành khác không nhiều. Số lượng KNV chưa qua đào tạo là 09 người chiếm 31,03% được sự lựa chọn của khuyến nông huyện họ đều là những người có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động công tác.

Bảng 4.8: Đặc điểm của lực lượng cán bộ khuyến nông huyện Tràng Định ĐVT: Người TT Chỉ tiêu Cấp huyện Cấp xã Tổng cộng SL % SL % SL % Tổng 05 100 29 100 34 100 1 Giới tính Nam 04 80 18 62,07 22 64,71 Nữ 01 20 11 37,93 12 35,29 2 Dân tộc Kinh 0 0 0 0 0 0 Dân tộc khác 05 100 28 100 34 100 3 Độ tuổi Từ 22 - 30 tuổi 02 40 26 89,66 28 82,35 Từ 31 - 40 tuổi 0 0 03 10,34 03 8,82 Từ 41 - 50 tuổi 02 40 0 0 02 5,89 Trên 50 tuổi 01 20 0 0 01 2,94

(Nguồn: trạm khuyến nông huyện Tràng Định năm 2011)

Qua bảng 4.8 ta thấy:

Về giới tính: trong tổng số 34 cán bộ khuyến nông toàn huyện chỉ thì chỉ có 11 CBKN là nữ chiếm 35,29%, nam giới là 22 người chiếm 61,71%; mà trong đó CBKN của trạm có 05 người mà chỉ có 01 cán bộ là nữ chiếm 20%. Điều này cho thấy sự bất cập trong phân công lao động trong hệ thống khuyến nông của huyện Tràng Định, chưa phù hợp với định hướng và chủ trương của nhà nước là tăng tỷ lệ cán bộ, lãnh đạo là người dân tộc và phụ nữ.

Về thành phần dân tộc: Tràng Định là huyện miền núi phía bắc, nên sinh sống chủ yếu là người dân tộc..tỷ lệ người dân tộc chiếm 94,1% (chủ là người Tày, Nùng, Dao), người Kinh chỉ chiếm 5,9% trong tổng số dân. Vì vậy mà đội ngũ CBKN của toàn huyện 100% là người dân tộc biết tiếng địa phương để tiện giao tiếp với bà con nông dân, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật đến với người dân một cách đơn giản và thân thiện hơn.

Về độ tuổi công tác: đội ngũ cán bộ khuyến nông của toàn huyện đa số từ 22-30 tuổi chiếm 82,35%, số cán bộ có độ tuổi từ 41-50 chỉ chiếm 5,89%, độ tuổi trên 50 tuổi chỉ có 01 người chiếm 2,94%. Như vậy đây có thể nói là một lợi thế cho công tác khuyến nông của huyện Tràng Định với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong công tác khuyến nông trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do tuổi trẻ và thời gian công tác

trong lĩnh vực NLN ít nên đội ngũ này còn thiếu kinh nghiệm công tác và kinh nghiệm khuyến nông.

Qua thực tế hiện trạng có thể nói: lực lượng cán bộ khuyến nông chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về số lượng chất lượng năng lực và kinh nghiệm trong công tác khuyến nông.

Đối với CBKN trạm lực lượng tương đối còn mỏng chỉ có 05 người, cán bộ nữ chỉ có 01 người, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, các chuyên ngành khác còn thiếu như: cán bộ lâm nghiệp, thủy sản, cán bộ kinh tế nông nghiệp; Khó khăn và hạn chế trong công tác chỉ đạo các hoạt động khuyến nông.

Đối với KNV cơ sở về lực lượng tương đối hùng hậu, tuy nhiên về năng lực và kinh ngiệm làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng KNV chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn 31,03% nên các công việc liên quan đến khuyến nông còn bỡ ngỡ.

Lực lượng CBKN là lực lượng nòng cốt nâng cao phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy cần thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và tạo điều kiện cho đội ngũ CBKN trẻ trau dồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm hoạt động khuyến nông. Việc kết hợp hài hòa giữa sức trẻ, lòng nhiệt huyết, kinh nghiệm công tác và kinh nghiệm khuyến nông trong toàn lực lượng là một giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông góp phần tăng trưởng kinh tế.

4.2.4. Đánh giá các hoạt động của trạm KN huyện Tràng Định

Được sự chỉ đạo của trung tâm khuyến nông tỉnh Lạng Sơn trạm khuyến nông huyện Tràng Định có nhiệm vụ:

- Đưa tiến bộ kĩ thuật theo chương trình dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư vào sản xuất đại trà trên địa bàn phụ trách.

- Xây dựng các mô hình, điểm trình diễn.

- Hướng dẫn kĩ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho nông dân.

- Xây dựng, củng cố và thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng trình độ kĩ thuật cho đội ngũ khuyến nông viên cơ sở.

- Xây dựng các CLB khuyến nông, nhóm nông dân cùng sở thích.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao trên, thực tế 3 năm (2009 - 2011) trạm khuyến nông huyện Tràng Định đã làm được những công việc sau:

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 54 - 57)