Kinh phí hoạt động khuyến nông huyện Tràng Định

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 67 - 68)

Nguồn vốn quyết định việc thực hiện và kết quả các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện. Theo nghị định 56/CP quy định kinh phí cho hoạt động khuyến nông - khuyến ngư trung ương được hình thành từ các nguồn ngân sách của nhà nước và một phần thu từ dịch vụ khuyến nông, khuyến ngư với người sản xuất và nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngân sách cho hoạt động khuyến nông địa phương (bao gồm các cấp, tỉnh, huyện, cơ sở) được hình thành từ nguồn ngân sách do UBND tỉnh cấp theo dự toán ngân sách hàng năm được duyệt của địa phương.

Nguồn vốn cho các hoạt động khuyến nông gồm: thông tin tuyên truyền, tập huấn, tham quan học tập, xây dựng các mô hình trình diễn và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động khuyến nông.

Bảng 4.15: Kinh phí cho hoạt động khuyến nông qua 3 năm 2009 - 2011

ĐVT: Triệu đồng Các hoạt động khuyến nông Kinh phí phân bổ Năm 2009 CC (%) Năm 2010 CC (%) Năm 2011 CC (%) 1.Tập huấn, tham quan 50 20,00 55 24,23 45 19,07 2. Xây dựng mô hình

trình diễn 180 72,00 150 66,07 160 67,80 3.Thông tin tuyên truyền 7 2,80 12 5,29 15 6,35 4. Các hoạt động khác 13 5,20 10 4,41 16 6,78

Tổng cộng 250 100 227 100 236 100

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Tràng Định năm 2011)

Qua bảng 4.15 ta thấy kinh phí cho hoạt động khuyến nông bị trùng xuống. Trong tổng kinh phí thì kinh phí dành cho hoạt động xây dựng MHTD chuyển giao tiến bộ KHKT tới bà con nông dân luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, năm 2009 là 72,00%, năm 2010 là 66,07%, năm 2011 là 67,80%. Kinh phí dành cho hoạt động tập huấn, tham quan cũng được chú trọng nhưng tỷ lệ này vẫn thấp và có phần khập khễnh… Năm 2011 nguồn kinh phí này lại thấp hơn so với năm 2010 là 5,16%, thấp hơn so với 2009 là 0,93% một phần chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người nông dân.

Đặc biệt ta thấy, nguồn kinh phí dành cho thông tin tuyên truyền luôn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (5,44%). Do đó việc phân bổ ngân sách cho hoạt động khuyến nông cần phải được xem xét. Hoạt động khuyến nông cần phải đa dạng không chỉ tập trung vào việc xây dựng mô hình trình diễn.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 67 - 68)