Cơ sở hạ tầng, giao thông

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 41 - 42)

a. Hệ thống giao thông:

Đường quốc lộ: Huyện Tràng Định có 2 tuyến quốc lộ chạy qua là quốc lộ 4A và quốc lộ 3B kéo dài.

Quốc lộ 3B kéo dài trước đây là đường tỉnh 227 và đường tỉnh 228 nối từ Km 144 + 50 quốc lộ 3 đến đỉnh Khau Khem (ranh giới giữa tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn) qua thị trấn Thất Khê giao quốc lộ 4A và kết thúc tại cửa khẩu Nà Nưa. Phạm vi quốc lộ 3B chạy qua địa bàn huyện là 62 km.

Quốc lộ 4A nối tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng chạy qua địa bàn huyện Tràng Định với chiều dài 30 km đã được cải tạo nâng cấp thành đường cấp IV miền núi với nền rộng 7,5 m, mặt đường láng nhựa rộng 6 m.

Đường tỉnh lộ: Có sáu tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài chạy qua địa bàn huyện là dài 61,7 km, trong đó:

Tuyến đường tỉnh ĐT.226 (Bình Gia - Thất Khê) có chiều dài qua huyện 16,1 km; Đường tỉnh ĐT.228A (Bình Lâm - Đội Cấn) có chiều dài toàn tuyến 15 km; Đường tỉnh 228B Bản Trại - Trung Thành dài 17 km; Đường tỉnh ĐT.229 (Lũng Vài - Bình Độ - Tân Minh) có chiều dài toàn tuyến 30 km, trong đó chiều dài qua địa bàn huyện 23 km; Đường tỉnh Bản Pẻn - Nà Mằn dài tuyến: 7,6 km; Đường tỉnh 231 đoạn trong huyện dài 10 km.

Đường huyện: Hiện tại huyện Tràng Định có 7 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 86,5 km.

Đường xã: Tổng chiều dài các tuyến đường tại các xã dài 275,5 km, trong đó đường ô tô đi được dài 162,5 km. Hiện nay đã có 100% xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa.

Vận tải đường sông tập trung ở 3 sông lớn là sông Kỳ Cùng, sông Bắc Khê và sông Bắc Giang. Nhân dân chủ yếu dùng bè, mảng làm phương tiện vận tải. Bến sông chưa được xây dựng, nhân dân chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên hình thành tự phát.

Tổng số các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng trên toàn huyện có 15 hồ chứa, 6 đập dâng và 58 phai đập chứa nước. Tổng chiều dài các tuyến kênh mương khoảng 320 km, trong đó kênh mương đã được kiên cố hóa là 130 km. Hàng năm các công trình thủy lợi phục vụ tưới cho sản xuất từ 1.517-1.860 ha/2.200 ha diện tích canh tác lúa vụ xuân.

Trên địa bàn huyện đến nay có tổng số 64 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có 58 công trình nước tự chảy, 01 công trình trạm bơm, 05 công trình bể chứa.

c. Hệ thống điện và thông tin liên lạc:

Hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng được quan tâm, mở rộng đến các xã, thôn bản. Từ năm 2008, điện lưới quốc gia đã có tại 23/23 xã, Thị trấn. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 90% năm 2010, trong đó ở khu vực thị trấn, thị tứ tỷ lệ này là 100%.

Toàn huyện Tràng Định có 1 bưu điện huyện và 22 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, bán kính phục vụ bình quân 3,0 km. Số dân phục vụ bình quân là 3.000 người /1 điểm phục vụ.

Có 23/23 xã, thị trấn đạt 100% xã, thị trấn có báo đến trong ngày, với mạng vận chuyển Bưu chính rộng khắp, hiện tại các dịch vụ Bưu chính phổ cập đã được phục vụ đến tất cả các xã.

Dịch vụ điện thoại cố định: 100% số xã có máy điện thoại, số lượng thuê bao cố định đạt 15 máy/100 dân. Trên địa bàn huyện hiện nay có mạng điện thoại di động đang cung cấp dịch vụ, đã phủ sóng di động tới 23/23 xã, thị trấn trong huyện.

Trên địa bàn huyện Tràng Định hiện có 7 chợ, trong đó có 1 chợ loại II là chợ trung tâm thị trấn Thất Khê, có 6 chợ loại III, chợ cụm xã họp theo phiên 5 ngày 1 lần. Ngoài ra còn có 01 cửa khẩu và 01 cặp chợ đường biên.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 41 - 42)