Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 32 - 83)

- Phương pháp thống kê kinh tế: các số liệu sau khi đã thu thập được

tiến hành chỉnh lý trên cơ sở phân tổ thống kê. Tổng hợp bằng bảng biểu.

- Phương nghiên cứu so sánh: tiến hành so sánh liên hoàn năm sau so

với năm trước để thấy được những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại và đề xuất giải pháp khắc phục.

- Phương pháp phân tích SWOT:

Phân tích điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - thách thức về cơ cấu tổ chức, môi trường thể chế, nội dung và kinh phí hoạt động của khuyến nông Tràng Định, đặc biệt là đối với các tổ chức khuyến nông cơ sở để thấy được các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức trong giai đoạn mới.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Tràng Định

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Tràng Định là huyện vùng cao, biên giới, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. Huyện có diện tích 995,23 km2, dân số khoảng 59.475 người (2011) gồm các dân tộc chính: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông Đơn vị hành chính gồm 22 xã và 01 thị trấn. Huyện lỵ là thị trấn Thất Khê nằm trên đường quốc lộ 4A cách thành phố Lạng Sơn khoảng 60km về hướng tây bắc, là đầu mối của các tuyến giao thông sang Trung Quốc, lên Cao Bằng, nối với đường 1B từ huyện Bình Gia đi tỉnh Thái Nguyên, đường quốc lộ 3B nối với tỉnh Bắc Kạn.

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Tràng Định nằm ở toạ độ địa lý 22°12'30' - 22°18'30' vĩ Bắc và 106°27'30'-106°30' kinh Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng.

- Phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc.

- Phía Nam - Tây Nam giáp hai huyện Văn Lãng và Bình Gia của tỉnh Lạng Sơn. - Phía Tây giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Tràng Định bị chia cắt mạnh, có nhiều núi cao xen kẽ là các thung lũng ven sông suối và núi đá vôi. Độ cao phổ biến là 200-500 m so với mực nước biển. Trên địa bàn huyện còn có các đỉnh cao 820, 636, 675 tập trung ở các xã biên giới, độ dốc trung bình 25-300C.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Tràng Định có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh và rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm 21,60C.

- Nhiệt độ cao nhất trong năm vào tháng 6 - tháng 7, tối cao tuyệt đối 390C. - Nhiệt độ thấp nhất trong năm vào tháng 1- tháng 2, tối thấp tuyệt đối - 1,0 0C.

- Độ ẩm không khí bình quân năm là 82-84%. - Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. - Lượng mưa trung bình năm là 1.155-1.600 mm. - Lượng bốc hơi bình quân năm là 811 mm. - Số giờ nắng trung bình năm là 1466 giờ.

- Số ngày có sương muối trong năm không đáng kể, chỉ 2 đến 3 ngày.

Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trung bình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu các loại cây trồng, là điều kiện để phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới.

Tuy nhiên khí hậu Tràng Định cũng tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa đông bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng.

4.1.1.4. Thủy văn

Tràng Định có hệ thống sông suối đa dạng trong đó có 3 hệ thống sông chính chi phối nguồn nước mặt của tỉnh, đó là: sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang (sông Văn Mịch) và sông Bắc Khê.

Tràng Định còn có 7 con suối lớn và một mạng lưới khe rạch khá dày đặc, có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và nước tưới cho cây trồng, phát triển các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống.

Hệ thống các hồ nước: Trên địa bàn huyện có 19 hồ nước lớn nhỏ với năng lực tưới thiết kế là 1.701,6 ha, các hồ nước chủ yếu là nguồn nước dự trữ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống nhân dân.

Tại huyện Tràng Định trữ lượng nước ngầm tuy không lớn nhưng chất lượng khá tốt, có một số điểm có thể khai thác nước để đóng chai làm nước uống với chất lượng cao, hiện đã có những đánh giá cơ bản về chất lượng nguồn nước ngầm.

4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Tài nguyên đất

Tràng Định có diện tích đất tự nhiên: 101.108 ha chủ yếu là:

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét (Fs), chiếm trên 53,4 % diện tích đất tự nhiên.

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá magma axít (Fa) chiếm trên 28 % diện tích đất tự nhiên. - Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Fa) chiếm 3,4 % diện tích tự nhiên.

- Đất phù sa sông suối (py) chiếm 1,2% diện tích tự nhiên.

Còn lại là đất nâu đỏ trên đá vôi, đất phù sa được bồi, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, sông suối, núi đá…

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước tưới tiêu dồi dào xuất phát từ hệ thống sông suối dày đặc và các hồ đập nước lớn nhỏ trong huyện. Đây là nguồn nước chính cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.

Mỏ nước khoáng tự nhiên được đánh giá đạt tiêu chuẩn vệ sinh có thể khai thác để làm nước giải khát.

c. Tài nguyên rừng

Diện tích đất có rừng huyện Tràng Định: 89.598,10 ha, chiếm 89,63% diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất có 71.908,51 ha, đất rừng phòng hộ là 17.689,59 ha.

Sự phong phú về số lượng loài và tính đa dạng sinh học của thực vật rừng trên địa bàn đã tạo cho Tràng Định có thế mạnh phát triển ngành du lịch sinh thái.

Ngoài các cây có trong sách đỏ Việt Nam ra, Tràng Định cũng còn nhiều loài cây khác như Thông, Hồi,… các loài cây này đã được người dân địa phương trồng từ rất lâu đời.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện không lớn, trữ lượng nhỏ. Theo số liệu địa chất trên địa bàn huyện Tràng Định có vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại - xã Kháng Chiến, xã Đào Viên và xã Quốc Việt. Ngoài ra còn có đá vôi, cát, sỏi có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

a. dân số

Bảng 4.1: Hiện trạng dân số và lao động của huyện Tràng Định

STT Tên đơn vị Diện tích (km2) Tổng số người t.đó Nữ người MĐDS Người/ km2 Toàn huyện 995,23 59.475 29.912 59,7 01 T.T Thất khê 1,2 4.582 2.304 3818,3 02 Xã Đại Đồng 28,85 8.095 4.074 280,6 03 Xã Hùng Sơn 33,80 3.764 1.894 111,3 04 Xã Đề Thám 38,48 4.429 2.227 115,1 05 Xã Chi Lăng 26,20 3.246 1.636 123,8 06 Xã Tri Phương 43,00 5.361 2.625 124,6 07 Xã Quốc Khánh 62,00 6.025 3.037 97,2 08 Xã Đội Cấn 45,00 723 366 16 09 Xã Tân Minh 57,85 1.415 713 24,4 10 Xã Đào Viên 70,98 2.077 1.046 29,2 11 Xã Trung Thành 52,50 1.194 601 22,7 12 Xã Quốc Việt 49,06 3.096 1.547 62,5 13 Xã Hùng Việt 31,20 1.581 797 50,6 14 Xã Kháng Chiến 32,55 2.521 1.271 77,4 15 Xã Chí Minh 54,00 1.630 821 30,2 16 Xã Kim Đồng 58,26 1.893 954 32,5 17 Xã Tân Tiến 67,34 2.545 1.282 37,8 18 Xã Đoàn Kết 49,20 1.164 587 23,6 19 Xã Vĩnh Tiến 34,40 571 289 16,6 20 Xã Khánh Long 44,20 852 429 19,3 21 Xã Cao Minh 28,00 921 464 32,9 22 Xã Tân Yên 63,66 747 376 11,7 23 Xã Bắc Ái 23,5 1.025 572 43,6

Qua bảng 4.1 có thể thấy: năm 2011, dân số của huyện Tràng Định là 59.475 người, trong đó: nữ là 29.912 người (chiếm 50,29%).

Mật độ dân số 59,7 người/km2, thấp hơn mật độ chung của tỉnh. Sự phân bố dân cư là không đồng đều giữa các xã. Mật độ dân cư cao nhất là thị trấn Thất Khê 3818,3 người/km2, trênh lệnh rất lớn so với xã Tân Yên chỉ có 11,7 người/km2. Do đặc điểm tự nhiên của huyện nên các điểm dân cư thường có quy mô nhỏ (làng, bản), mật độ dân cư thấp. Dân cư tập trung chủ yếu dọc theo đường giao thông, khu vực thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, các điểm chợ... Ngoài ra, làng bản còn được hình thành gần những cánh đồng, khu nương rẫy để thuận tiện cho việc sản xuất.

Bảng 4.2: Hiện Trạng dân số chia theo dân tộc

STT Dân tộc Tổng số (%)CC Chia theo giới tính

Nam Nữ Tổng số 59.475 100 29.563 29.912 01 Kinh 3.500 5,90 1.735 1.765 02 Tày 27.027 45,44 13.439 13.588 03 Nùng 23.842 40,08 11.850 11.992 04 Dao 3.929 6,60 1.979 1.950 05 H.Mông 919 1,55 441 478 06 Dân tộc khác 258 0,43 119 139

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tràng Định năm 2011)

Qua bảng 4.2 ta thấy: toàn huyện có 5 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, trong đó người Tày chiếm 45,44%; người Nùng chiếm 40,08%; người Dao chiếm 6,60%; người Kinh chiếm 5,90%; người Mông chiếm 1,55%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,43%. Với thành phần dân tộc như vậy, nhìn chung tình hình nhân dân các dân tộc trong huyện tương đối ổn định, yên tâm phát triển KT – XH. Nguyên nhân công tác dân tộc được đảm bảo, thực hiện các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ sản xuất và đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, các cơ quan chức năng của huyện đã tập chung chỉ đạo, triển khai phân bổ, giao chỉ tiêu hỗ trợ sản xuất và đời sống theo Quyết định 102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên toàn huyện. Tình hình hoạt động tôn giáo cũng diễn ra bình thường, trong những năm qua không phát hiện có các hoạt động lợi dụng tôn giáo để truyền đạo trái phép.

b. Lao động

Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động của huyện Tràng Định qua 3 năm 2009 - 2011:

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 10/09 11/10 BQ I. Tổng số hộ Hộ 14.346 100 14.740 100 14.868 100 102,74 100,87 101,80 Hộ NN Hộ 13.674 95,31 13.855 94 13.970 93,96 101,32 100,83 101.07 Hộ phi NN Hộ 672 4,69 885 6 898 6,04 131,69 101,46 116,56 II. Tổng số NK NK 58.820 100 59.050 100 59.475 100 100,39 100,72 100,55 Khẩu NN NK 55.335 94,07 55.420 93,85 55.651 93,57 100,15 100,41 100,28 Khẩu phi NN NK 3.485 5,93 3.630 6,15 3.824 6,43 104,16 105,34 104,75 III.Tổng số LĐ LĐ 29.839 100 31.237 100 32.412 100 104,68 103,76 104,22 LĐ NN LĐ 27.414 91,87 28.551 91,40 29.492 91,00 104,14 103,29 103,71 LĐ phi NN LĐ 2.425 8,13 2.686 8,6 2.920 9,0 110,76 108,71 109,73 IV. Một số chỉ tiêu khác Số khẩu BQ/hộ Hộ 4,10 - 4,01 - 4,00 - - - - Số LĐ BQ/hộ LĐ 2,07 - 2,12 - 2,18 - - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.3 ta thấy: dân số, lao động của huyện có sự biến động nhanh chóng theo chiều hướng tăng lên, cụ thể:

Năm 2009 tổng nhân khẩu của toàn huyện là 58.820 người. Trong đó số khẩu nông nghiệp là 55.335 người chiếm tới 94,07(%), khẩu phi nông nghiệp là 3.485 người chiếm 5,93(%). Tổng số lao động là 29.839 người, trong đó lao động nông nghiệp là 27.414 người chiếm 91,87(%), lao động phi nông nghiệp chỉ là 2.425 người chiếm 8,13(%).

Năm 2010 tổng nhân khẩu của toàn huyện là 59.050 người. Trong đó số khẩu nông nghiệp là 55.420 người chiếm 93,85(%), khẩu phi nông nghiệp là 3.630 người chiếm 6,15(%). Tổng số lao động là 31.237 người, trong đó lao động nông nghiệp là 28.551 người chiếm 91,40(%), lao động phi nông nghiệp chỉ là 2.686 người chiếm 8,6 (%).

Năm 2011 tổng nhân khẩu toàn huyện là 59.475 người. Trong đó số khẩu nông nghiệp là 55.651 người chiếm 93,57(%), khẩu phi nông nghiệp là 3.824 người chiếm 6,43(%). Tổng số lao động là 32.412 người, trong đó lao động nông nghiệp là 29.492 người chiếm 91,00 (%), lao đông phi nông nghiệp là 2.920 người chiếm 9,0(%).

Cụ thể bình quân qua 3 năm 2009 - 2011:

Tổng số hộ bình quân tăng 1,8(%), trong đó hộ nông nghiệp bình quân tăng 1,07(%), hộ phi nông nghiệp bình quân tăng 16,56(%).

Tổng số nhân khẩu bình quân tăng 0,55(%), trong đó khẩu nông nghiệp bình quân tăng 0,28(%), khẩu phi nông nghiệp tăng 0,75(%).

Tổng số lao động bình quân tăng 4,22(%), trong đó lao động nông nghiệp tăng 3,71(%), lao động phi nông nghiệp tăng 9,73(%).

Số khẩu BQ/hộ theo chiều hướng giảm dần. Năm 2009 là 4,10 người, năm 2010 là 4,01 người, năm 2011 là 4,00 người.

Số lao động BQ/hộ tăng dần. Năm 2009 là 2,07 người, năm 2010 là 2,12 người, năm 2011 là 2,18 người.

Nhìn chung huyện Tràng Định là huyện thuần nông với đa số nhân khẩu, số lao động và số hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn so với số nhân khẩu, số lao động và số hộ phi nông nghiệp. Vì vậy, cần phải có chiến lược phát triển kinh tế tăng dần nguồn lao động

phát huy được những thế mạnh trong lĩnh vực phi nông nghiệp, để có bước phát triển ổn định và cân bằng hơn giữa lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng, giao thông

a. Hệ thống giao thông:

Đường quốc lộ: Huyện Tràng Định có 2 tuyến quốc lộ chạy qua là quốc lộ 4A và quốc lộ 3B kéo dài.

Quốc lộ 3B kéo dài trước đây là đường tỉnh 227 và đường tỉnh 228 nối từ Km 144 + 50 quốc lộ 3 đến đỉnh Khau Khem (ranh giới giữa tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn) qua thị trấn Thất Khê giao quốc lộ 4A và kết thúc tại cửa khẩu Nà Nưa. Phạm vi quốc lộ 3B chạy qua địa bàn huyện là 62 km.

Quốc lộ 4A nối tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng chạy qua địa bàn huyện Tràng Định với chiều dài 30 km đã được cải tạo nâng cấp thành đường cấp IV miền núi với nền rộng 7,5 m, mặt đường láng nhựa rộng 6 m.

Đường tỉnh lộ: Có sáu tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài chạy qua địa bàn huyện là dài 61,7 km, trong đó:

Tuyến đường tỉnh ĐT.226 (Bình Gia - Thất Khê) có chiều dài qua huyện 16,1 km; Đường tỉnh ĐT.228A (Bình Lâm - Đội Cấn) có chiều dài toàn tuyến 15 km; Đường tỉnh 228B Bản Trại - Trung Thành dài 17 km; Đường tỉnh ĐT.229 (Lũng Vài - Bình Độ - Tân Minh) có chiều dài toàn tuyến 30 km, trong đó chiều dài qua địa bàn huyện 23 km; Đường tỉnh Bản Pẻn - Nà Mằn dài tuyến: 7,6 km; Đường tỉnh 231 đoạn trong huyện dài 10 km.

Đường huyện: Hiện tại huyện Tràng Định có 7 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 86,5 km.

Đường xã: Tổng chiều dài các tuyến đường tại các xã dài 275,5 km, trong đó đường ô tô đi được dài 162,5 km. Hiện nay đã có 100% xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa.

Vận tải đường sông tập trung ở 3 sông lớn là sông Kỳ Cùng, sông Bắc Khê và sông Bắc Giang. Nhân dân chủ yếu dùng bè, mảng làm phương tiện vận tải. Bến sông chưa được xây dựng, nhân dân chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên hình thành tự phát.

Tổng số các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng trên toàn huyện có 15 hồ chứa, 6 đập dâng và 58 phai đập chứa nước. Tổng chiều dài các tuyến kênh mương khoảng 320 km, trong đó kênh mương đã được kiên cố hóa là 130 km. Hàng năm các công trình thủy lợi phục vụ tưới cho sản xuất từ 1.517-1.860 ha/2.200 ha diện tích canh tác lúa vụ xuân.

Trên địa bàn huyện đến nay có tổng số 64 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có 58 công trình nước tự chảy, 01 công trình trạm bơm, 05 công trình bể chứa.

c. Hệ thống điện và thông tin liên lạc:

Hệ thống lưới điện quốc gia ngày càng được quan tâm, mở rộng đến các xã, thôn bản. Từ năm 2008, điện lưới quốc gia đã có tại 23/23 xã, Thị trấn. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt 90% năm 2010, trong đó ở khu vực thị trấn, thị tứ tỷ lệ này là 100%.

Toàn huyện Tràng Định có 1 bưu điện huyện và 22 xã có điểm bưu điện văn hóa

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 32 - 83)