Công tác xây dựng mô hình trình diễn

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 63 - 66)

Theo cán bộ trạm khuyến nông huyện Tràng Định, xây dựng mô hình trình diễn là phương pháp khuyến nông có hiệu quả nhất hiện nay làm thay đổi nhận thức của người dân theo phương trâm “trăm nghe không bằng một thấy”. Mô hình trình diễn giới thiệu về TBKT, cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình còn có tác động rộng rãi khi người nông dân ở những nơi khác đến tham quan, học tập và áp dụng. Quan trọng hơn là năng lực người nông dân được cải thiện rõ rệt bởi vì sau khi tham gia xây dựng mô hình thành công thì phần lớn trong số họ đều trở thành những “nông dân chủ chốt” để thông tin tuyên truyền và phổ biến những tiến bộ kỹ thuật mới.

Vì vậy, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương và địa phương, hàng năm Trạm khuyến nông huyện Tràng Định không ngừng triển khai thực hiện các mô hình trình diễn tiến bộ KHKT tạo được những bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, phương thức canh tác và về hiệu quả kinh tế.

Trong 3 năm (2009 - 2011) Trạm khuyến nông huyện Tràng Định đã tiến hành xây dựng các mô hình trình diễn sau:

* Mô hình về trồng trọt

Bảng 4.13: Kết quả xây dựng MHTD về trồng trọt trong 3 năm 2009 - 2011

Năm Tên mô hình Đơn vị thực

hiện SL (mô Số hộ tham DT (ha) NS (tạ /

hình) gia ha)

2009 Mô hình lúa lai LS1 Xã Đề Thám 1 15 2 62 Mô hình ngô NK67,

DK9901, DK9955 Xã Tri Phương 3 05 3 72 2010 Mô hình sản xuất lúa lai nhị ưu 838 và sán ưu 63 Xã Tri phương 2 30 9,5 70

Mô hình thâm canh lúa lai vụ

mùa sớm LS1 Xã Cao Minh 1 7 1 69 Mô hình ngô NK67 và DK

9955

Xã Đại Đồng và

Xã Quốc Khánh 2 5 1 70

2011

1- Mô hình gieo thẳng lúa bằng giàn xạ kéo tay: + giống lúa lai LS1

+ giống lúa thuần chất lượng cao QR1

+ giống lúa lai GS9

Xã Tri Phương Xã Đề Thám Xã Đại Đồng 1 1 1 3 3 2 0,4 0,5 0,3 78 69 70 Mô hình ngô lai NK66 và NK

6326 Xã Kháng Chiến 2 3 7 68

(Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Tràng Định năm 2011)

Qua bảng 4.14 ta thấy trong 3 năm trạm đã xây dựng được 14 mô hình về trồng trọt, trong đó chủ yếu là mô hình về lúa, ngô. Trạm đã chú trọng chọn lựa những giống lương thực tốt để xây dựng MHTD đạt kết quả cao để từ đó nhân ra diện rộng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.

Việc xây dựng mô hình lúa và ngô là cây trồng chủ yếu của vùng nên được sự ủng hộ rất lớn từ người dân. Kết quả các mô hình lúa và ngô trong 3 năm đạt kết quả cao năng suất cao hơn so với những giống cây địa phương, giống cũ, đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân và được nhân rộng như: giống lúa lai LS1, giống ngô NK66, NK67, NK636 được người dân gieo trồng trên diện rộng.

Việc áp dụng KHKT mới vào sản xuất, Trạm khuyến nông huyện đã xây dựng mô hình gieo thẳng lúa bằng giàn xạ kéo tay với ưu điểm: tiết kiệm 30% giống. tiết kiệm nguồn nhân lực, cho năng suất cao so với gieo lúa thông thường. Hiện trạm đã cung cấp miễn phí 05 máy cho 04 xã cánh đồng và 01 xã vùng biên.

Tuy nhiên, ngoài 2 cây trồng chính trạm chưa xây dựng được mô hình về những loại cây khác như khoai tây, lạc, đỗ tương… phù hợp với điều kiện tự nhiên để xen canh luân canh tăng vụ tăng cơ cấu cây trồng mang hiệu quả cho người dân.

Ngành chăn nuôi đang ngày càng được chú trọng phát triển, tuy nhiên do kinh phí còn hạn hẹp trong 3 năm trạm chỉ thực hiện được một mô hình nuôi gà an toàn sinh học ở xã Tân Tiến (vào năm 2009). Đối tượng đưa vào là giống gà Lương Phượng lai 01 ngày tuổi. Với quy mô 2200 con, số hộ tham gia 20 hộ.

Kinh phí hỗ trợ: 60% giống, 40% thức ăn và thuốc thú y, còn lại là người dân đóng góp.

Kết quả mô hình khẳng định các giống gà thả vườn như Lương Phượng lai tỷ lệ sống cao trên 95%, khả năng kháng bệnh tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cho hiệu quả kinh tế nhanh hơn so với giống gà địa phương.

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học giúp cho các hộ tham gia mô hình hiểu biết thêm về KHKT từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu về nuôi gà. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Mô hình khí sinh học:

Cùng với triển khai mô hình trình diễn trồng trọt và chăn nuôi, trạm khuyến nông huyện Tràng Định đã triển khai chương trình khí sinh học nhằm làm sạch môi trường.

Trong 3 năm (2009 - 2011) trạm đã triển khai thực hiện và chỉ đạo được người dân xây dựng được 20 hầm Bioga tập chung ở 05 xã trong đó xã Đề Thám số lượng là 06 hầm, xã Đại Đồng 04 hầm, xã Quốc Khánh là 03 hầm, xã Chi Lăng là 05 hầm, xã Hùng sơn là 02 hầm. Mô hình hầm Bioga chưa triển khai được rộng khắp các xã trên địa bàn huyện. Do thiếu kinh phí xây dựng, người dân vẫn tự tìm kiếm được chất đốt dễ dàng. Số công trình hiện nay đang hoạt động là 18 công trình. Số công trình không hoạt động là 02. Lí do 01 công trình không có nguyên liệu (phân) nạp; 01 công trình do khâu vận hành không đúng kỹ thuật nên không có khí gia đình chưa có điều kiện khắc phục.

Qua bảng 4.14 điều tra 60 hộ nông dân ở 3 xã Đại Đồng, Đề Thám, Quốc Khánh cho thấy người dân đánh giá rất cao hiệu quả mà mô hình trình diễn mang lại có 49/60 hộ đánh giá mô hình trình diễn phù hợp và dễ áp dụng chiếm 81,67% tổng số hộ điều tra.

Bảng 4.14: Đánh giá 60 hộ nông dân ở 3 xã Đại Đồng, Đề Thám, Quốc Khánh về hiệu quả của mô hình trình diễn

Đánh giá Đại Đồng (n=20) Đề Thám (n= 20) Quốc Khánh (n= 20) Tổng số (n = 60) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) SL (Hộ) CC (%) Dễ áp dụng 18 90,00 16 80,00 15 75,00 49 81,67

Bình

thường 02 10,00 04 20,00 04 20,00 10 16,67 Khó áp

dụng 00 00 00 00 01 5,00 01 1,66

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2012)

Vấn đề đặt ra đối với trạm khuyến nông của huyện có gắng thực hiện nhiều mô hình hơn nữa để thỏa mãn nhu cầu của người nông dân về sản xuất hiện nay để họ tiếp cận với KHKT nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn năm 2011” ppt (Trang 63 - 66)