Chẩn đoán qua các trạng thái làm việc của động cơ

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 164 - 167)

Công việc chẩn đoán chất lượng của phần đánh lửa qua trạng thái làm việc của động cơ được trình bày ở đây trên cơ sở đã loại trừ khả năng hư hỏng trong hệ thống nhiên liệu, phần cung cấp điện của động cơ ô tô.

Sự xuất hiện các hư hỏng trong phần đánh lửa tuỳ thuộc vào cấu trúc của nó. Tuy nhiên cũng có những vấn đề chung của các loại đánh lửa. Công việc đầu tiên là loại trừ các điểm nối bị lỏng, hay các điểm bắt “mát” bị rỉ, ăn mòn.

Một trong những phương pháp chẩn đoán rất thuận lợi là sử dụng tự chẩn đoán trên các hệ thống điều khiển điện tử nhiên liệu - đánh lửa. Với các hệ thống như thế khi bật khoá điện từ OF sang ON, đèn “CHECK ENGINE” sáng rồi tắt chứng tỏ hệ thống đã có khả năng sẵn sàng làm việc. Khi đèn luôn sáng hoặc khi động cơ đang hoạt động đèn tự bật sáng, chứng tỏ hệ thống có trục trặc. Cần thiết kiểm tra sâu hơn bằng các phương pháp đã trình bày ở trên.

Các trường hợp điển hình khi chẩn doán qua các trạng thái làm việc của động cơ: không khởi động được, chạy chậm không ổn định, giảm công suất khi chạy toàn tải, có kích nổ, động cơ bị quá nóng,…

a. Khi không khởi động được

+ Kiểm tra nến điện và tia lửa đánh lửa. + Kiểm tra thời điểm đặt lửa.

+ kiểm tra các ống nối chân không.

+ Kiểm tra mạch điện thứ cấp: dây cao áp, chia điện, con quay chia điện, tăng điện.

+ Kiểm tra mạch sơ cấp:

- Với đánh lửa tiếp điểm: cuộn sơ cấp tăng điện, tiếp điểm, tụ điện, bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa, cầu chì.

- Với đánh lửa điện tử: cuộn sơ cấp tăng điện, cảm biến đánh lửa, bộ tự điều chỉnh góc đánh lửa, cụm điều khiển trung tâm (ECU) , cầu chì.

b. Khi chạy chậm không ổn định

+ Một số nến điện yếu hỏng do mòn, chất lượng tia lửa điện không ổn định.

+ Thời điểm đặt lửa quá sớm hay quá muộn. + Hở các ống nối chân không.

+ Kẹt bộ tự điều chỉnh góc đánh lửa.

c. Khi bị giảm công suất chạy toàn tải

+ Một số nến điện yếu hay hỏng do mòn, chất lượng tia lửa điện không ổn định.

+ Thời điểm đặt lửa quá sớm hay quá muộn.

+ Bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa không làm việc tốt. + Rơ lỏng bộ cảm biến đánh lửa.

+ Rơ lỏng các linh kiện của ECU.

d. Khi có kích nổ

+ Bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa sai lệch vị trí. + Rơ lỏng bộ cảm biến đánh lửa.

e. Khi động cơ bị quá nóng

+ Thời điểm đặt lửa quá muộn.

+ Bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa sai lệch vị trí.

10.3.5. Chẩn đoán các cụm chi tiết chính của phần đánh lửa

a. Kiểm tra nến điện

Tháo một hay tất cả nến điện, lau sạch, lắp nến vào dây cao áp, cố định thân kim loại của nến tiếp xúc với thân máy. Khởi động động cơ bằng điện.

Quan sát đánh lửa tại cực của nến:

- Nếu tia lửa dài, mập, màu xanh ổn định là tốt. Nếu tia lửa mảnh (nhỏ) điện áp đánh lửa thấp, nến có nhiều muội than, tiếp điểm sơ cấp bẩn hay quá lớn, tụ điện kém.

- Nếu tia lửa mảnh và tia không ổn định: Khoảng cách chân nến lớn, chân nến mòn, buồng đốt có nhiều dầu, chân nến dính nhiều muội than. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu tia lửa màu đỏ yếu: điện áp đánh lửa thấp, tiếp điểm sơ cấp bẩn hay quá lớn, tụ điện kém.

Một số dạng bẩn của nến điện trình bày trên hình 10.12: do dính nhiên liệu (a) , do bám nhiều muội than và dầu nhờn (b) , do vỡ sứ cách điện (c) .

b. Kiểm tra bộ chia điện

Kiểmtra bộ chia điện bao gồm: mạch sơ cấp và bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa, phần cao áp, góc đặt đánh lửa.

+ Kiểm tra mạch điện sơ cấp với đánh lửa tiếp điểm: cuộn sơ cấp tăng điện, tụ điện, được kiểm tra bằng Ôm kế theo chế độ đo điện trở thông mạch, khả năng cách điện với vỏ và điện dung, kiểm tra tiếp điểm: khả năng tiếp xúc trên toàn bộ diện tích mặt tiếp điểm, sự cháy rỗ và khe hở tiếp điểm khi mở hoàn toàn (xem hình 10.13.a) .

+ Kiểm tra mạch điện sơ cấp với đánh lửa điện tử. Các cuộn dây và các mô đun vi mạch cần kiểm tra bằng đồng hồ Ôm kế, các trị số tra theo tài liệu của nhà sản xuất. (xem hình 10.13.b) .

+ Kiểm tra bộ tự động điều chỉnh góc đánh lửa và các ống nối chân không:

- Bằng cách kiểm tra đối chứng: cho động cơ làm việc sau ít phút, thay đổi số vòng quay động cơ trong hai trạng thái. Bộ tự điều chỉnh góc đánh lửa sớm, có và khi rút bỏ ống nối chân không, đánh giá sự thay đổi chất lượng làm việc của động cơ.

- Bằng thiết bị hút chân không cầm tay. Có thể kiểm tra ngay trên ô tô bằng cách tháo mở nắp chia điện, rút ống nối chân không ra, lắp đầu vòi của thiết bị hút chân không vào và hút chân không, xem sự thay đổi vị trí của vỏ chia điện và trục chia điện. Giữ nguyên vị trí tạo chân không theo dõi sự thay đổi áp suất trên đồng hồ để đánh giá sự kín khít của hệ thống (xem hình 10.14) .

a) Kiểu tiếp điểm; b) Kiểu cảm ứng điện từ

Hình 10.13. Một số kiểu chia điện và cách kiểm tra chất lượng

+ Kiểm tra mạch điện thứ cấp gồm:

- Kiểm tra cách điện của dây cao áp, nắp chia điện, con quay chia điện. Các chi tiết này đòi hỏi cách điện cao, khi đo giá trị điện trở phải lớn hơn (1- 2) MΩ. Cuộn dây thứ cấp tăng điện phải có điện trở cách điện lớn hơn (6- 30) KΩ.

Hình 10.14. Bộ tự động điều chính góc đánh lửa sớm và cách kiểm tra

- Kiểm tra thông mạch của cuộn thứ cấp và điện trở cuộn dây.

+ Kiểm tra cụm điều khiển trung tâm (ECU) tương tự như đã trình bày trong chương 4 phần hệ thống nhiên liệu phun xăng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày các hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra chẩn đoán chất lượng bình điện ?

Câu 2. Anh (chị) hãy trình bày các hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra chẩn đoán máy phát điện xoay chiều ?

Câu 3. Anh (chị) hãy trình bày các hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra chẩn đoán máy khởi động ?

Câu 4. Anh (chị) hãy trình bày các phương pháp xác định thời điểm đánh lửa trên xe ô tô ?

Câu 5. Anh (chị) hãy trình bày chẩn đoán chất lượng của phần đánh lửa qua trạng thái làm việc của động cơ ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngô Thành Bắc, Nguyễn Đức Phú (1994), Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[2] Dương Văn Đức (2006), Sửa chữa máy xây dựng, NXB Xây dựng Hà Nội.

[3] Phạm Thành Đường (2005), Kỹ thuật sửa chữa xe ô tô đời mới, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. .

[4] Nguyễn Nông, Hoàng Ngọc Vinh (2000), Độ tin cậy trong sửa chữa ô tô, máy kéo, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5] Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính (2004) , Giáo Trình sửa chữa ô tô, máy nổ. NXB giáo dục, Hà Nội.

[6] Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành (2006) , Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô, NXB Đà Nẵng.

[7] Bùi Hải Triều (2004), Bài giảng về một số vấn đề trong chẩn đoán kỹ thuật ô tô, máy kéo. ĐHNông Nghiệp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[8] Nguyễn Khắc Trai (2004), Kỹ thuật chẩn đoán ô tô, NXB Giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 164 - 167)