Chẩn đoán máy phát điện xoay chiều

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 155 - 156)

a. Hư hỏng thường gặp của máy phát điện:

Máy phát điện xoay chiều có sơ đồ cấu tạo và sơ đồ mạch điện trình bày trên hình 10.2.

Hình 10.2. Máy phát điện xoay chiều và mạch cung cấp điện

a) Máy phát điện xoay chiều và cụm nắn dòng; b) Sơ đồ mạch

Máy phát điện xoay chiều gồm có các bộ phận chính: stato, rotor, cổ góp và các chổi than, ổ bi, vỏ, quạt gió, các vi mạch và điôt nắn dòng. Dòng điện xoay chiều từ các cuộn cảm chạy qua các bộ điot nắn dòng tạo thành dòng điện một chiều cung cấp cho hệ thống.

Hư hỏng của cụm máy phát xoay chiều thường gặp:

- Các ổ bi bị mòn do làm việc ở tốc độ cao gây nên chạm giữa rotor và stato, khe hở từ không ổn định, dao động điện áp, máy phát bị nóng.

- Chổi than bị mòn, dòng kích từ bị yếu, giảm điện áp máy phát, thậm chí chổi than và cổ góp quá bẩn gây nên mất dòng kích từ, điện áp mất hẳn.

- Chạm mạch của rotor, gây nên mất điện áp ra hoặc điện áp ra yếu máy phát nóng.

- Hỏng linh kiện của cụm nắn dòng gây nên mất điện áp ra.

Ngoài ra còn có thể do trùng dây đai kéo máy phát, vừa gây trượt tiếng ồn và giảm điện áp máy phát ở số vòng quay động cơ nhỏ.

Các hư hỏng trên có thể xác định thông qua: độ ồn của máy phát khi làm việc, nhiệt độ máy phát và điện áp phát ra của máy phát khi ở các số vòng quay khác nhau.

b. Kiểm tra máy phát điện xoay chiều:

+ Kiểm soát tiếng ồn phát ra:

Nếu xuất hiện tiếng ồn là do mòn rơ lỏng, khô mỡ ổ bi, mòn chổi than, dây đai trùng.

+ Kiểm soát nhiệt độ máy phát bằng cảm nhận hay dùng một ống nhỏ một vài giọt nước trên vỏ, nếu có hiện tượng sôi nhiệt độ máy phát đã quá 100oC, nếu bốc hơi chậm nhiệt độ làm việc bình thường.

Dùng vônmet đo ở chế độ điện áp một chiều, xác định điện áp máy phát phát ra ứng với các chế độ làm việc của động cơ: tốc độ chạy chậm, trung bình. Điểm đo: một đầu nối ngay tại đầu ra của máy phát, một đầu nối với thang máy phát. Trên vônmet sẽ báo điện áp phát ra. Điện áp này quá lớn khi động cơ làm việc ở chế độ số vòng quay cao. Khi kiểm tra điện áp phải biến đổi đều đặn khi thay đổi số vòng quay.

Nếu kim đồng hồ dao động khi máy phát làm việc ở một chế độ vòng quay ổn định, chứng tỏ chổi than mòn, cổ góp bẩn. Nếu bị mất điện áp ra chứng tỏ mất dòng kích từ, hỏng mạch nắn dòng.

Chú ý các trường hợp có thể làm cháy bộ nắn điện: - Trước khi tháo máy phát phải ngắt mạch với bình điện - Khi tháo dây (+ ) phát không được khởi động máy,

- Không cho quay máy khi chưa nối đủ dây vào bộ điều chỉnh điện, - Máy phát làm việc phải luôn nối với phụ tải.

- Khi nạp điện thêm bằng nguồn bên ngoài phải ngắt bình điện khởi mạch điện.

- Không đưa dòng điện một chiều vào khung xe để hàn vá vỏ xe.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Trang 155 - 156)